Tắc kè - Vị thuốc đặc biệt dành cho quý ông

- Dược liệu
Tắc kè - Vị thuốc đặc biệt dành cho quý ông

Trong y học cổ truyền phương Đông, tắc kè là vị thuốc quý. Đặc biệt, tắc kè là một trong những vị thuốc hàng đầu dùng để bổ thận tráng dương, chữa các bệnh yếu sinh lý nam. Rượu tắc kè là thứ rượu quý dành để tăng cường sinh lực cho quý ông trong trốn “phòng the”.

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TẮC KÈ 

Tắc kè là con vật rất thân thuộc với người dân Việt Nam. Nó thường sống nơi các bức tường ẩm, trú ngụ trong nhà ở, ngày nay tắc kè còn được người dân nuôi làm cảnh và làm dược liệu.

Hình ảnh con tắc kè

Hình ảnh con tắc kè

Con tắc kè Tắc có nhiều ở Châu Á. Tại Việt Nam, tắc kè xuất hiện ở cả 3 miền Bắc Trung Nam, nhưng có nhiều nhất ở vùng Nam Trung Bộ.

Tắc kè thuộc loài bò sát. Chúng có cái đầu dẹt, tựa hình tam giác, bề ngoài được bao phủ bởi lớp vảy nhỏ dạng hạt. Đôi mắt của tắc kè mang sắc nâu hoặc vàng cam, mí mắt của nó có màng trong suốt, không mầu.

Thân hình con tắc kè dài khoảng từ 20-40m, nặng từ 150 gram đến 300 gram. Thường thấy con cái nhỏ bé hơn con đực. Toàn bộ thân mình được bao phủ bởi lớp vảy nhỏ tựa những nốt sần. Những nốt này có thể đổi màu từ màu cam sang màu xám nhạt hoặc màu xanh xám. Bởi vậy, tắc kè còn có tên gọi khác là tắc kè hoa.

Đặc biệt, con tắc kè có cái đuôi rất dài so với cơ thể của chúng. Phần đuôi chiếm khoảng 30% chiều dài toàn cơ thể. Đuôi tắc kè được tạo thành bởi nhiều khúc. Nếu tắc kè bị tấn công phần đuôi, chúng có thể tự cắt đuôi để trốn thoát kẻ thù, sau đó đuôi tư mọc lại.

Tắc kè có 2 chân. Mỗi bàn chân gồm 5 ngón nhỏ có vuốt nhọn, bên ngoài là màng da mỏng tạo thành giác bám. Bởi vậy chúng bám và di chuyển trên các bức tường rất dễ dàng.

Tắc kè có lối sống đơn độc, và chỉ tìm đến bạn tình vào mùa giao phối. Thường vào những ngày nắng ấm, hoặc ngày hè chúng thường tắc lưỡi kêu vang để thu hút bạn tình. Tắc kè cái trưởng thành thường đẻ một năm 2 lần, mỗi lần 2 trứng. Những quả trứng nhỏ được tắc kè cái treo khéo léo vào vách cây hoặc nơi vách tường kín đáo, sau 3 tháng thì nở thành con.

Tìm hiểu: Các loại dược liệu quý của Việt Nam <==

II. CÁCH BẮT VÀ BÀO CHẾ VỊ THUỐC TẮC KÈ

Tắc kè là loại dược liệu quý nhưng không có nhiều trong tự nhiên. Người làm thuốc cần phải biết cách bắt tắc kè và bào chế đúng cách để không làm mất tác dụng trong trị bệnh.

Cách bắt: Tìm những nơi giáp ranh giữa các bức tường, các khe này rất hẹp và có độ ẩm cao. Nghe tiếng tắc kè mà đoán vị trí trú ẩn của nó. Sau đó dùng mồi câu móc vào lữa câu có ngạnh để câu và kéo chúng ra.

Tắc kè khô được bào chế làm dược liệu

Tắc kè khô được bào chế làm dược liệu

Cách bào chế: Làm cho tắc kè chết não rồi cầm cả con tắc kè nhúng vào nước sôi, mổ bụng lấy hết phần nội tạng, đánh bỏ vẩy, chặt bỏ phần đầu từ u mắt trở ra và bàn chân. Sau đó tẩm rượu rồi phơi/sấy khô.

Cần bảo quản tắc kè trong lọ kín, có để lẫn thêm long não và tế tân để tránh ẩm mốc.

Loài hoa thuộc loại dược liệu Việt Vam: Tử uyển là gì? Tác dụng chữa bệnh của tử uyển

III. CÔNG DỤNG CỦA TẮC KÈ

Tắc kè là vị thuốc trong Đông y, còn được gọi với các tên đại bích hổ, cáp giải, cáp giới. Trong y học cổ truyền phương Đông, tắc kè có vị mặn; tính bình, hơi có độc; quy vào các kinh phế, thận.  Các thầy thuốc Đông y đã chỉ ra tác dụng của tắc kè: Bổ phế khí, bổ thận tráng dương; ích tinh huyết, bình suyễn, chỉ khái. Đặc biệt, tắc kè được xếp vào hàng đầu trong những vị thuốc bổ dương, dùng trị bệnh cho các trường hợp bị chứng liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm. Bên cạnh đó các nghiên cứu về con tắc kè cũng chỉ ra trong con tắc kè có một loại hóc môn dạng androgen có khả năng làm tăng hoạt động tình dục ở nam giới. Sau đây người viết xin giới thiệu tới bạn đọc những bài thuốc làm tăng khả năng trong chuyện “phòng the” của nam giới từ vị thuốc tắc kè.

 

Bài 1: Bột tắc kè trị thế thận suy nhược sinh di tinh

Lấy tắc kè lượng vừa đủ đem đi tán bột mịn. Sử dụng ngày khoảng 2 lần, mỗi lần 2 gram dùng uống với nước cháo loãng pha thêm đường cho dễ uống.

 

Bài 2: Cháo tắc kè tươi dùng cho người di tinh, liệt dương

Tìm lấy 2 con tắc kè sống còn nguyên vẹn bộ phận đuôi cùng 200 gram gạo tẻ loại ngon.

Cách chế biến:

-    Dùng gạo nấu cháo trắng.

-    Tắc kè sơ chế sạch, loại bỏ nội tạng, chặt bỏ đầu và phần bàn chân, rồi rửa sạch, tráng lại qua rượu cho hết mùi tanh. Chặt nhỏ tắc kè đã sơ chế, ướp thêm chút dầu ăn, gia vị vừa phải, mấy củ hành sống và ít tiêu bột, ướp trong 20 phút.

-    Sau khi cháo chín thì cho thịt tắc kè đã ướp vào rồi đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 10 phút.

Chia lượng cháo trên làm 2 phần ăn làm 2 lần trong ngày lúc sáng sớm và tối muộn.

 

Bài 3: Rượu tắc kè bổ thận tráng dương

3.1 Ngâm ượu tắc kè tươi

Cách làm:

-    Tìm lấy những con tắc kè sống rồi làm cho chết, lột bỏ hết nội tạng. Sử dụng cồn 70 độ thấm vào bông sạch rồi lau cho hết máu tắc kè.  Rồi cho rượu trắng hòa với gừng tươi giã nát vào một cái bát, cho tắc kè vào bóp đều cho thấm rượu rồi để 30 phút cho hết mùi tanh, vớt tắc kè ra để cho khô se lại.

-    Sau đó chọn 2 con tắc kè đã sơ chế, một đực một cái theo cặp; nếu ngâm nhiều thì có thể cột lại thành cặp sao cho đẹp. Xếp tắc kè vào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu trên 60 độ, ước chừng 2 phần tắc kè tương ứng với 8 phần rượu.

-    Ngâm rượu tắc kè trong vòng 100 ngày rồi tiến hành chiết lấy dịch lần một để riêng ra. Cho thêm rượu 40 độ vào đổ ngập tắc kè ngâm tiếp trong 60 ngày, chắt lấy rượu để riêng. Tiếp tục đổ rượu 30 độ ngâm ngập tắc kè trong 30 ngày chắt lấy rượu đó ra. Hòa chung rượu của 3 lần ngâm chắt ra được để làm rượu thuốc.

Rượu tắc kè bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý nam giới

Rượu tắc kè bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý nam giới

3.2 Rượu tắc kè khô

Lấy dược liệu tắc kè khô đã bào chế sẵn (tức đã chặt bỏ đầu, chân, lột bỏ nội tạng, phơi khô). Dùng tắc kè này sao vàng, khi có mùi thơm là được. Có thể để nguyên con tắc kè hoặc thái lát nhỏ, hoặc tán bột. Sau đó dùng rượu tráng loại ngon,  khoảng 40 độ là vừa. Tiến hành ngâm rượu tắc kè khô với tỉ lệ 1 phần tắc kè tương ứng với 8 phần rượu. Các bước ngâm cũng cần phải làm 3 lần như rượu tắc kè tươi.

 

3.3. Rượu tắc kè kết hợp các vị thuốc bắc

Bước 1 : Ngâm rượu thuốc

Lấy hà thủ ô đỏ 200 gram, ba kích 200 gram, nhục thung dung 100 gram, đảng sâm 200 gram, huyết giác 20 gram, đại hồi 10 gram, trần bì 10 gram và 200gram đường trắng. Đem các vị dược liệu này cho vào bình thủy tinh rồi đổ rượu trắng khoảng 35 độ vào ngâm với tỷ lệ một phần thuốc 8 phần rượu. Ngâm trong vòng 30 ngày rồi chắt lấy nước rượu thuốc, đổ rượu ngâm tiếp lần 2 trong 20 ngày, chắt lấy nước rượu thuốc, đổ rượu ngâm tiếp lần 3 trong 15 ngày. Hòa dịch thuốc của các lần ngâm lại.

Bước 2: Pha rượu tắc kè và rượu thuốc

Lấy rượu tắc kè đã ngâm theo hướng dẫn bên trên hòa lẫn với rượu thuốc với tỉ lệ 1;1 hoặc 1;2. Dùng đũa thủy tinh để khuấy đều cho hai loại rượu tan vào nhau mà không bị tủa. Thêm 200 gram đường trắng vào rồi hòa cho đến khi tan hết. Sau cùng thêm 4 lít rượu trắng 35 độ.

Cách sử dụng: Chỉ uống rượu tắc kè 2 lần 1 ngày, mỗi lần dùng với lượng 30ml trước bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ. Không uống quá liều quy định. mỗi lần 30-50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi

Lưu ý: Vị thuốc tắc kè, rượu tắc kè không dùng cho những người bị nhiễm lạnh từ ngoài mà bị cảm, sinh ho và những người chứng thực nhiệt.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Tắc kè - Vị thuốc đặc biệt dành cho quý ông

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.21553 sec| 1626.18 kb