Bạch Hoa Xà: Vị thuốc trị bệnh, Cách dùng, Địa chỉ mua

- Dược liệu
Bạch Hoa Xà: Vị thuốc trị bệnh, Cách dùng, Địa chỉ mua

Bạch hoa xà là loài cây mọc dại trên khắp đất nước Việt Nam. Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết dùng bạch hoa xà để trị bệnh thấp khớp, các bệnh ngoài da, trị táo bón…

Cùng đọc bài viết để biết thêm những thông tin hữu ích về thảo dược bạch hoa xà, công dụng và cách dùng bạch hoa xà trị bệnh.

TÊN GỌI

Tên tiếng Việt: Bạch hoa xà, bạch tuyết hoa, cây chiến (Bắc Lệ, Lạng Sơn), cây đuôi công,

Tên khoa học:  Plumbago zeylanica L. (Thela alba Lour).

Họ khoa học: Plumbaginaceae (tức họ Đuôi công)

Phân loại khoa học:

  • Giới (regnum): Plantae
  • Bộ (ordo): Caryophyllales
  • Họ (familia): Plumbaginaceae
  • Chi (genus): Plumbago
  • Loài (species): P. zeylanica

CÂY BẠCH HOA XÀ

Đặc điểm

Cây bạch hoa xà là loài cây cỏ sống lâu năm. Cây có chiều cao khoảng từ 30cm đến 60cm. Hệ thân rễ phát triển; các thân rễ phân thành các đốt, bề ngoài nhẵn nhụi.

Lá bạch hoa xà thường mọc so le. Các phiến lá có hình trứng, phần đầu lá nhọn, gốc lá ôm vào thân, mép lá nguyên, hai mặt lá trơn, tuy nhiên mặt dưới có màu hơi trắng nhạt.

Cây bạch hoa xà
Hình ảnh hoa của cây bạch hoa xà

Hoa của loài cây này có màu trắng, thường trổ ra từ đầu cành hoặc các kẽ lá, đài hoa được phủ lớp lông dài, sờ tay vào đài hoa thì cảm nhận được chất nhớt. Đài hoa bạch hoa xà chỉ dài bằn nửa tràng đài. Hoa nở quanh năm, tuy nhiên nở rộ nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm.

Cây bạch hoa xà mọc ở đâu?

Trên thế giới, cây bạch hoa xà có ở các nước Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc và có ở một số quốc gia tại Châu Phi…

Tại Việt Nam, loài cây này mọc hoang ở khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi, miền biển.

Phân biệt cây bạch hoa xà và cây bạch hoa xà thiệt thảo

Tại Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn giữ cây bạch hoa xà và cây bạch hoa xà thiệt thảo. Tuy nhiên, đây là hai loài khác nhau dù cùng họ Đuôi công. Cây bạch hoa xà thiệt thảo có tên tiếng Anh là Plumbago rosea L – Plumbago coccinea Boiss, hay Thela coccinea Lour, người dân nước ta thường gọi cây này là cây xích hoa xà hoặc cây đuôi công.

Cây bạch hoa xà thiệt thảo
Hình ảnh cây bạch hoa xà thiệt thảo

Cây bạch hoa xà thiệt thảo có thân nhỏ, chất cứng, bề ngoài có các rãnh dọc, bề mặt nhẵn nhụi. Lá cây bạch hoa xà thiệt thảo có dạng hình lá mác, đầu lá hơi tù, phần gốc lá ôm vào thân cây; chiều dài trung bình của lá khoảng 10cm, rộng khoảng trên 4cm. Cây này trổ hoa mà đỏ, những hoa kết thành bông dài ở đầu cành, phần trên đôi khi phân nhánh, phần ống tràng dài gấp 4 lần ống dài. Loài cây bạch hoa xà thiệt thảo mọc hoang, ít khi thấy trồng, cũng được nhân dân dùng làm thuốc tương tự cây bạch hoa xà. Xem thêm các hình ảnh và thông tin về cây bạch hoa xà thiệt thảo trong bài viết: Bạch hoa xà thiệt thảo là gì? Tác dụng chữa bệnh - Giá bán

DƯỢC LIỆU BẠCH HOA XÀ

Người ta thường dùng dụng rễ cây bạch hoa xà để làm thuốc. Rễ tươi được sử dụng nhiều hơn rễ khô, dân gian cho rằng rễ bạch hoa xà khô kém tác dụng.

Rễ bạch hoa xà dùng làm thuốc thường có đường kính từ 2cm đến 5cm. Dược liệu bạch hoa xà khi phơi khô bên ngoài có sắc đỏ nhạt, mép ngoài màu sẫm hơn, có nhiều dãnh dọc; bên trong rễ có sắc nâu, nếm thấy vị hắc gây buồn nôn.

Có một số vùng, người dân còn sử dụng cả lá bạch hoa xà tươi để làm thuốc.

Dược liệu bạch hoa xà
Cây dược liệu bạch hoa xà sử dụng phần rễ và lá làm thuốc

TÁC DỤNG CỦA CÂY BẠCH HOA XÀ

Theo kinh nghiệm dân gian

Tại Việt Nam, theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi: Cây bạch hoa xà mới chỉ được thấy dùng làm thuốc trong phạm vi nhân dân, dùng chữa các bệnh ngoài da, lở loét, vết thương. Người ta thường lấy rễ cây bạch hoa xà hoặc lá cây giã nhỏ rồi quết mịn với cơm trắng để làm thành một thứ bột nhão, đắp bột này lên vị trí vết thương hoặc nơi sưng đau.

Bên cạnh đó, người dân ở một số vùng tại Việt Nam còn sắc nước rễ cây bạch hoa xà để lấy nước này tắm, bôi lên vết ghẻ lở. Hoặc lấy lá bạch hoa xà tươi đem giã nát rồi đắp lên phần đầu bị chốc lở sau khi vệ sinh sạch sẽ, nếu thấy nóng rát thì bỏ ra.

Tại châu Phi, thổ dân dùng nhựa của cây bạch hoa xà để bôi lên những hình vẽ trên người bằng dao cạo. Người ta cho rằng nhựa của loại cây này có khả năng làm chậm quá trình hình thành sẹo và tăng sinh trưởng những tổ chức da đã bị rạch. Ngoài ra, người ta còn tán nhỏ rễ cây bạch hoa xà thành bột mịn rồi sau đó trộn lẫn vơi chất nhầy của một số loài cây dâm bụt (danh pháp khoa học là Hibiscus esculentus) để bôi lên các vết hủi rồi sau cùng là lấy lá khô của cây Niêcca đắp lên.

Tác dụng của cây bạch hoa xà
Bạch hoa xà được dùng trị bệnh về xương khớp, tiêu hóa

Ngoài ra, tại nước Nhật Bản và Ấn Độ, người dân 2 nước này đã từng sử dụng rễ cây bạch hoa xà để làm thuốc gây sẩy thai. Họ tiến hành như sau: Lấy rễ cây bạch hoa xà phơi khô rồi tán nhỏ dùng uống hoặc cho một ít bột vào khoang tử cung, thai sẽ tự bong ra do tác dụng kích thích co bóp tử cung của loại bột này. Tuy nhiên, làm theo cách này thường dẫn đến tình trạng viêm tử cung, thậm chí gây tử vong cho bà mẹ mang thai.

Theo Đông y

Bạch hoa xà còn được sử dụng tron Đông y. Theo đó, dược liệu Bạch hoa xà có những tính chất sau đây:

  • Vị: đắng, chát
  • Tính: hơi ôn, có độc
  • Tác dụng: giảm đau, tán ứ, tiêu thũng, giải độc, sát trùng.
  • Kiêng kỵ: Không dùng cho người có thai.

Theo khoa học hiện đại

Ngoài những công dụng kể trên, bạch hoa xà còn được các nhà khoa học đưa vào nghiên cứu. Trên thực nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học đã chỉ ra dược liệu bạch hoa xà có tác dụng:

  • Kháng viêm, ức chế một số chủng vi khuẩn như: khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn mủ xanh…
  • Kháng nấm
  • Chống đông máu, chống bệnh bạch cầu lympho.

Ngoài ra, theo một số tài liệu y khoa nước ngoài, vị thuốc bạch hoa xà còn dùng chữa bệnh phong và ung bướu…

CÁCH DÙNG BẠCH HOA XÀ

Bạch hoa xà là một trong những nam dược quý. Loại thảo mộc này dễ tìm kiếm, giá thành rẻ nhưng lại có nhiều giá trị tích cực trong điều trị một số bệnh khó. Từ xưa, nhân dân ta đã sử dụng bạch hoa xà theo 3 cách thông dụng: Sắc nước thuốc uống, ngâm rượu uống hoặc giã nát trị các bệnh ngoài da.  Sau đây người viết xin chia sẻ tới bạn đọc một số bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược bạch hoa xà do ThS. Nguyễn Ngọc Lan đăng trên trang Suckhoedoisong.vn:

Chữa bong gân, sai khớp, tê thấp gây nhức mỏi xương khớp

Bài 1: Bao gồm các loại dược liệu: rễ Bạch hoa xà 20 gram, Cam thảo đất 16 gram. Đem các vị thuốc trên sắc nước uống ngày 1 thang.

Bài 2: Lấy độc vị rễ Bạch hoa xà tươi với lượng 100 gram. Đem rửa sạch, phơi khô, sau đó thái thành các lát mỏng, đem sao vàng. Dùng bạch hoa xà đã sao thơm ngâm với nửa lít rượu trắng. Ngâm khoảng 1 tháng là dùng được. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần chừng 15ml đến 20ml trước khi ăn. Không lạm dụng.

Chữa chứng bệnh tăng huyết áp

Bao gồm các loại dược liệu:  lấy toàn cây Bạch hoa xà 16 gram, Tang chi 20 gram, Hoa đại 12 gram, Quyết minh tử 16 gram, Cỏ xước 12g, Ích mẫu 12 gram. Đem tất cả sắc uống ngày 1 thang.

Giúp mát gan, hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày

Bao gồm các loại dược liệu: Rễ bạch hoa xà 12 gram, cây nhân trần 20 gram, Cam thảo đất 16 gram. Đem tất cả sắc uống ngày 1 thang.

Chữa chứng chậm kinh ở nữ giới

Bao gồm các loại dược liệu: Toàn cây Bạch hoa xà 16 gram, lá Móng tay 40 gram, củ Nghệ đen 20 gram, Cam thảo đất 16 gram. Đem tất cả sắc uống ngày 1 thang. Nếu phát hiện thấy hành kinh trở lại thì ngừng dùng thuốc.

Chữa táo bón

Tìm lấy lá bạch hoa xà non nấu chín rồi ăn, chắt lấy khoảng 200ml nước uống. Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ thì có thể đi đại tiện được, người không mệt mỏi.

Cũng có thể lấy lá bạch hoa xà vò nát hoặc giã vắt lấy nước mà uống.

Lá bạch hoa xà dùng làm thuốc
Lá bạch hoa xà tươi

Chữa đau nhức xương, tê thấp

Tìm lấy rễ Bạch hoa xà đem rửa sạch rồi phơi khô, sau đó thái thành lát mỏng đem tán bột mịn. Lấy thứ bột này trộn đều với dầu vừng rồi xoa vào vùng ngoài da nơi các khớp xương đau nhức. Xoa bóp ngày 2 lần.

Chữa mụn nhọt, chốc lở, sưng đau do chấn thương

Tìm lấy lá Bạch hoa xà tươi hoặc những rễ non, đem rửa sạch rồi giã nát đắp vào vết thương cách 2-3 lớp gạc. Đắp tối đa 30 phút, nếu cảm nhận thấy vị trí đắp lá thuốc nóng lên thì ngừng. Dùng theo cách này có thể tan nhọt, giảm sưng tấy. Lưu ý, phải dùng gạc đắp 2, 3 lần lên lớp da rồi mới đắp bã thuốc, không đắp trực tiếp gây bỏng rát.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BẠCH HOA XÀ

Bạch hoa xà có độc, không dùng cho người đang mang thai, nếu dùng sẽ có nguy cơ gây xảy thai.

Nếu dùng bạch hoa xà mà không sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc. Nếu bị ngộ độc bạch hoa xà có thể làm theo cách sau: lập tức dùng nước đường hoặc lòng trắng trứng gà cho người bị ngộ độc uống, sau đó nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Dùng bạch hoa xà đắp ngoài da cũng có thể gây bỏng. Cần phải xử trí như sau nếu bị bỏng da: pha acid boric  loãng cùng với nước lọc rồi rửa vết bỏng hoặc đắp cao mềm acid boric

CÂY BẠCH HOA XÀ MUA Ở ĐÂU?

Bạch hoa xà là thảo mộc quý. Tại Việt Nam, nhiều cơ sở cung cấp thảo dược Bạch hoa xà, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm loại thảo dược này ở cửa hàng Đông dược, thảo dược, hoặc các cơ sở sản xuất thuốc nam… Giá bán bạch hoa xà thường giao động từ 100.000đ đến 150.000đ cho 1kg. Chẳng hạn như:

  • Cửa hàng Thảo dược An Quốc Thái (địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh) bán dược liệu Bạch hoa xà với giá 100.000đ/kg.
  • Cửa hàng Cây thuốc dân gian (địa chỉ tại Đa Sỹ, Lương Sơn, Hòa Bình) bán thảo dược Bạch hoa xà với 120.000đ/kg

Còn rất nhiều địa chỉ cung cấp thảo dược Bạch hoa xà trên cả nước. Tuy nhiên trước tình trạng nhiều địa chỉ rao bán Bạch hoa xà tràn lan trên mạng xã hội, người mua nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ, cách trồng, thu hái và chế biến thảo dược trước khi đặt mua. Tốt hơn hết người tiêu dùng nên đến trực tiếp các cửa hàng thảo dược để lựa chọn mặt hàng và tham khảo giá trước khi mua sản phẩm.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Bạch Hoa Xà: Vị thuốc trị bệnh, Cách dùng, Địa chỉ mua

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.17510 sec| 1657.992 kb