[Cỏ xước] Phân loại - Tác dụng - Cách dùng trị bệnh

- Dược liệu
[Cỏ xước] Phân loại - Tác dụng - Cách dùng trị bệnh

Cây cỏ xước là một trong những vị thuốc quý của đông y, có tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm huyết áp, trị táo bón, điều trị viêm gan, viêm đa khớp,... Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những công dụng chữa bệnh, cách dùng trị bệnh của cây cỏ xước, giúp bạn có thêm thông tin tham khảo trước khi sử dụng thuốc.

Cây cỏ xước
Hình ảnh của cây cỏ xước hay còn được gọi là ngưu tất

Tên gọi, phân nhóm

  • TTên thường gọi: cỏ xước
  • Tên gọi khác: ngưu tất nam, thổ ngưu tất,  ngưu kinh, hồng ngưu tất, hoài ngưu tất, ngưu tịch, bách bội
  • Tên khoa học: Achyranthes aspera L.
  • Họ: Rau dền (Amaranthaceae)

Phân loại khoa học:

  • Giới (regnum): Plantae
  • Bộ (ordo): Caryophyllales
  • Họ (familia): Amaranthaceae
  • Phân họ (subfamilia):  Amaranthoideae
  • Chi (genus):  Achyranthes
  • Loài (species):  A. aspera

Mô tả về cây cỏ xước

Đặc điểm thực vật

Cây cỏ xước được biết đến là loại cây thực vật thân thảo. Thân cây mảnh, hơi vuông và sống lâu năm. Cây có chiều cao trung bình từ 1 - 2m, phân thành nhiều nhánh. Lá cây cỏ xước thường mọc đối, nhọn ở đầu, có chiều dài từ 5 - 12cm và chiều rộng từ 2 - 4cm. Phiến lá có hình trứng, méo nguyên và có cuống nhỏ. 

Hoa cỏ xước thường mọc thành cụm, bông hoa có thể phát triển từ đầu cành hoặc từ kẽ lá. Quả của cây cỏ xước có hình bầu dục, bên trong có chứa 1 hạt hình trụ.

Rễ của cây cỏ xước có hình trụ dài và có màu vàng. Rễ chính thường phình to giống như củ, xung quanh đâm ra nhiều rễ con.

Cây cỏ xước có mấy loại?

Phân loại cây cỏ xước hiện nay, người ta chia làm 4 dạng gồm:

  • Cỏ xước Ấn Độ
  • Cỏ xước xù xì
  • Cỏ xước lông trắng
  • Cỏ xước màu xám đỏ

Trong đó, tại Việt Nam, cây cỏ xước lông trắng được trồng phổ biến hơn cả.

Bộ phận dùng

Toàn thân của cây cỏ xước có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó phần rễ cây được sử dụng làm thuốc chữa bệnh phổ biến nhất. 

Thu hái – sơ chế

Thu hái: cây cỏ xước có thể thu hoạch quanh năm. Có thể thu hoạch toàn thân có cây cỏ xước. 

Sơ chế: cây cỏ xước sau khi thu hoạch, đem về rửa sạch, cắt riêng phần rễ, thân, lá. Sau đó, đem thái mỏng rồi mang đi sấy khô hoặc phơi khô để dùng dần.

*** Lưu ý: nếu chỉ thu hoạch rễ cây, bạn có thể thu hoạch vào mùa đông. Lúc này thân và lá đang héo khô và rễ đã có củ phình to. Đem đào rễ cây lên, rồi cắt bỏ các rễ nhỏ xung quanh. Tiếp đó, phơi rễ cho đến khi vỏ ngoài nhăn lại rồi đem hun khói vài lần với lưu huỳnh. Cuối cùng đem cắt bỏ phần đầu nhọn của rễ, thái lát mỏng và phơi khô để bảo quản dùng dần. 

Rễ cỏ xước
Rễ cây cỏ xước được sử dụng nhiều để làm thuốc

Bảo quản dược liệu

Dược liệu sau khi đã sơ chế, cần bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để gần nguồn nước sinh hoạt trong gia đình hoặc ở những nơi có môi trường ẩm ướt.

Vị thuốc cỏ xước

Thành phần hóa học

Trong cây cỏ xước có chứa các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: Vitamin C, Muối kali, Sắt, Đồng, Nước,, Chất xơ, Chất tro, Protid, Glucoza, Glucid, Caroten, Polysaccharide, Saponin triterpenoid, Alkaloids, Amino axit, Arginine, Acid oleanolic.

Tính vị

Cây cỏ xước có vị đắng, chua và tính mát.

Quy kinh

Được quy vào 2 kinh Can và Thận

Cây cỏ xước có tác dụng gì?

- Theo Đông y, tác dụng của cây cỏ xước như sau:

Công dụng: bổ gan thận, huyệt huyết, trừ ứ, mạnh gân cốt, điều kinh, giải nhiệt, giảm đau, thông tiểu.

Chủ trị: các chứng bệnh về viêm gan, tăng huyết áp, nhiễm trùng thận, cầm máu, sốt, kinh nguyệt không đều, bế kinh, bệnh gút, tăng cholesterol máu

- Theo y học hiện đại, công dụng của cây cỏ xước như sau:

  • Cây cỏ xước có tác dụng đẩy mạnh khả năng tổng hợp protein trong cơ thể
  • Một số thành phần trong cây cỏ xước có tác dụng kích thích tiểu tiện, cholesterol trong máu, giảm đường, đồng thời nâng cao chức năng hoạt động của gan
  • Dược liệu này cũng giúp kích thích co bóp cơ trơn tử cung nhờ hoạt chất saponin
  • Cây cỏ xước có tác dụng ngừa thai
  • Tác dụng của cây cỏ xước còn giúp chống viêm, giảm đau, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
  • Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng giảm mỡ, giảm đường nhờ hoạt chất Ecdysterone
Cây cỏ xước có tác dụng gì?
Cây cỏ xước với nhiều công dụng chữa bệnh

Tác dụng phụ của cây cỏ xước

Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh về tác hại của cây cỏ xước. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ với các thành phần của thuốc như: tức ngực, khó thở, choáng váng, buồn nôn, nổi mẩn, ngứa da, người bứt rứt khó chịu,...

Do đó, nếu gặp phải các tác dụng phụ trên, bạn nên ngưng sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. 

Cách dùng và liều dùng

- Cách dùng: cây cỏ xước có thể dùng dưới dạng sắc uống hoặc giã thuốc đắp ngoài da. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh. 

- Liều dùng: khuyến cáo dùng từ 12 - 20 gam thuốc

Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước

Dưới đây ONPLAZA xin chia sẻ đến bạn những bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước, giúp bạn có thêm thông tin về vị thuốc này.

Bài thuốc 1. Cây cỏ xước giúp chữa máu ứ, bầm máu, nhức mỏi tay chân

  • Đơn thuốc: cây cỏ xước 100 gam, 50 gam dứa dại, 30 gam sâm đại hành, rượu trắng cao độ
  • Cách dùng, liều dùng: ngâm các dược liệu trên trong bình thuỷ tinh khoảng 30 ngày là có thể sử dụng. Chia 2 lần dùng, mỗi lần uống 15ml. 

Bài thuốc 2. Cây cỏ xước giúp điều trị nhiễm trùng thận và bệnh viêm gan

  • Đơn thuốc: 30 gam cây cỏ xước, 15 gam rễ cỏ tranh, 15 gam lá móng tay, 15 gam xa tiền, 15 gam mộc thông, 15 gam trọng đài, 10 gam phất dũ.
  • Cách dùng: sắc uống. Mỗi ngày chia làm 3 lần uống. Dùng thuốc khi còn ấm. 

Bài thuốc 3. Cây cỏ xước giúp chữa rối loạn tiền đình, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt, trong người bốc hoả, trị táo bón

  • Đơn thuốc: 30 gam cỏ xước, 20 gam hạt muồng
  • Cách dùng, liều dùng: hạt muồng đem sao vàng rồi sắc chung với cỏ xước. Uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 4. Cây cỏ xước chữa xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ gây tăng huyết áp

  • Đơn thuốc: 16 gam cỏ xước, 16 gam đương quy, 12 gam xuyên khung, 12 gam hạt lạc giới (đã sao vàng), 12 gam cỏ cứt lợn, 10 gam nấm mèo, 20 gam hạn liên thảo 
  • Cách dùng: sắc uống. Chia nước sắc thành 3 phần uống trong ngày. Kiên trì uống liên tục từ 20 - 30 ngày để cải thiện bệnh.

Bài thuốc 5. Cây cỏ xước giúp điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp

  • Đơn thuốc: 20 gam rễ cỏ xước (sao với rượu), 16 gam tầm gửi cây dâu, 12 gam bạch thược, 12 gam sâm nam, 12 gam độc hoạt, 12 gam tần giao quế chi, 12 gam phòng đảng sâm, 12 gam vân quy, 6 gam tế tân
  • Cách dùng, liều dùng: sắc uống liên tục trong vòng 7 ngày để cải thiện bệnh.

Bài thuốc 6. Cây cỏ xước giúp làm mạnh gân cốt, trị đau lưng, mỏi gối, chữa bệnh phong thấp, tăng khả năng cường dương

  • Đơn thuốc: 30 gam cỏ xước, 30 gam đương quy, 30 gam ý dĩ nhân, 30 gam đỗ trọng, 30 gam tỳ giải, 30 gam sinh địa, 30 gam tiên linh tỳ, 45 gam hồ cốt, 15 gam sơn thù, 15 gam phụ tử, 15 gam đan sâm, 15 gam phòng phong, 15 gam kim anh, 15 gam thạch hộc
  • Cách dùng, liều dùng: đem giã nát các vị thuốc trên, rồi bọc trong túi vải và đem ngâm với 3l rượu trong bình thuỷ tinh. Ngâm từ 7 - 9 ngày rồi đem sử dụng. Mỗi ngày uống 2 ly nhỏ. Lưu ý: nên uống khi bụng đói. 

Bài thuốc 7. Cây cỏ xước giúp điều trị bệnh gout

  • Đơn thuốc: 15 gam cây cỏ xước, 15 gam rễ cây cẩu trùng vĩ, 15 gam lá tất bát, 15 gam rễ bưởi bung
  • Cách dùng, liều dùng: thái mỏng các dược liệu, sau đó cho vào chảo sao vàng. Sắc uống hằng ngày với 4 bát nước, đến khi còn 2 bát thuốc đặt thì dừng sắc. Mỗi ngày chia thuốc làm 3 lần, uống hết trong ngày. Duy trì liệu trình dùng thuốc từ 7 - 10 ngày để cải thiện bệnh.

Bài thuốc 8. Cây cỏ xước giúp chữa xơ vữa thành mạch, nhồi máu cơ tim, chữa tăng huyết áp và tăng cholesterol máu

  • Đơn thuốc: 6 gam rễ cỏ xước, 10 cây thành ngạnh
  • Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Sắc thuốc với 3 bát nước, sắc đến khi còn 1 bát nước thì dừng sắc. Lưu ý: nên dùng thuốc sau ăn 30 phút. Duy trì liệu trình uống liên tục trong 2 tháng. Nếu bệnh không khỏi thì ngừng uống thuốc 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình trên. 

Bài thuốc 9. Cây cỏ xước giúp chữa bệnh huyết hư ở nữ giới và trị rối loạn kinh nguyệt

  • Đơn thuốc: 30 gam rễ gai, 20 gam rễ cỏ xước, 16 gam nghệ xanh, 16 gam củ gấu, 16 gam xác điến
  • Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Chia thuốc uống làm 3 lần vào sáng - trưa - tối. Duy trì liệu trình uống trong 10 ngày liên tiếp. Lưu ý: không sử dụng bài thuốc cho phụ nữ đang mang thai. 

Bài thuốc 10. Cây cỏ xước giúp trị mụn, làm đẹp da

  • Đơn thuốc: cây cỏ xước
  • Cách dùng, liều dùng: rửa dược liệu với nước muối loãng, băm nhỏ rồi giã nát. Chắt lấy nước cốt thoa lên những vùng da bị mụn và các vùng da khác. Thoa thuốc 2 lần/tuần. Mỗi lần đắp thuốc trong khoảng 30 phút rồi rửa mặt lại với nước. 

Bài thuốc 12. Cây cỏ xước giúp trị bệnh quai bị

  • Đơn thuốc: cây cỏ xước tươi
  • Cách dùng, liều dùng: dược liệu đem giã, chắt lấy nước cốt dùng để uống và súc miệng. Phần bã thuốc đem đắp bên ngoài, chỗ bị sưng đau do quai bị. 

Lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước

Cây cỏ xước có nhiều công dụng chữa bệnh, tuy nhiên, những đối tượng sau đây nên thận trọng và không nên sử dụng thuốc, gồm:

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người đang trong giai đoạn kinh nguyệt ra nhiều máu
  • Người có vấn đề về đường ruột, dạ dày. Nếu dùng thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng. 
  • Nam giới đang bị mộng tinh, di tinh

Kiêng kỵ khi dùng cây cỏ xước

Không dùng dược liệu cỏ xước chung với bạch tiền, huỳnh hoả, lục anh, quy giáp

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin về cây cỏ xước, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, cây cỏ xước vẫn là một vị thuốc, do đó nếu muốn sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ và thầy thuốc có chuyên môn để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn, nguy hại đến sức khỏe.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về [Cỏ xước] Phân loại - Tác dụng - Cách dùng trị bệnh

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.18480 sec| 1649.766 kb