Cây câu đằng? Giải pháp cho người bị tăng huyết áp, hoa mắt

- Dược liệu
Cây câu đằng? Giải pháp cho người bị tăng huyết áp, hoa mắt

Có một loại dược liệu mang hình dáng chiếc móc câu, đó chính là Câu đằng. Loại thảo dược này được tìm thấy ở ở các tỉnh miền núi phía nước ta. Từ xa xưa, ông bà ta đã dùng câu đằng để trị chứng bệnh tăng huyết áp, giảm hoa mắt chóng mặt.

Cùng đọc bài viết để biết thêm những thông tin chi tiết về cây câu đằng và những tác dụng tuyệt vời của loại dược liệu này.

I. TÊN GỌI

  • Tên tiếng Việt: Câu đằng, Gai móc câu...
  • Tên khoa học: Uncaria sp. (Uncaria rhynchophylla)
  • Họ khoa học: Rubiaceae (tức họ Thiến thảo)

 

II. MÔ TẢ HÌNH DÁNG CÂY CÂU ĐẰNG

Cây Câu đằng còn có tên dân giã là cây Móc câu, bởi trên thân cây có những móc tựa móc câu. Loài cây này là dạng cây thân leo. Từ thân chính mọc ra nhiều cành nhánh. Các cành non thường thấy có rãnh dọc thiết diện vuông góc, có sắc xanh nhạt. Các thân cành già chuyển sang màu xám đen.

  • Lá Câu đằng mọc đối. Cuống lá ngắn. Các phiến lá hình trứng, đầu lá nhọn, có lá kèm. Mặt trên của phiến lá màu xanh lục, nhẵn. Mặt dưới của phiến lá như có phấn. Đặc biệt, ở kẽ lá của cây Câu đằng có gai nhỏ mọc cong. Thường thấy cách 1 mấu 2 gai lại xen kẽ với 1 mấu có gai.
  • Hoa Câu đằng trổ ra từ đầu cành và các kẽ lá. Hoa hình cầu, mọc từng chùm hoặc đơn độc.
  • Quả Câu đằng dài, dẹt, bên trong chứa nhiều hạt. Hạt Câu đằng có cánh, dễ dàng phân tán.

 

Hình ảnh cây câu đằng 

Hình ảnh cây câu đằng 

 

III. ĐỊA BÀN PHÂN BỐ CÂU ĐẰNG

Trên thế giới, cây Câu đằng xuất hiện nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các quốc gia trồng nhiều Câu đằng là: Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam,…

Ở nước ta, cây Câu đằng được tìm thấy rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: tỉnh Cao Bằng, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Yên Bái...

 

IV. BỘ PHẬN LÀM DƯỢC LIỆU CÂU ĐẰNG

Người ta thường sử dụng phần thân, cành có mấu gai cong như lưỡi câu để dùng làm thuốc. Vị thuốc Câu đằng có những đặc điểm cụ thể như sau: Là những đoạn thân (cành) vuông dài từ 2cm đến 3cm, đường kính khoảng 5mm, bao gồm 1 hoặc 2 mấu gai cong như lưỡi câu, , có mấu gai, hình như lưỡi câu, được cắt thành đoạn từ 2 – 3cm, đường kính 5mm. Dược liệu Câu đằng khi sấy khô thì bên ngoài có màu nâu xám, bên trong có màu nâu sáng hoặc vàng ngà; chất cứng và dai, khó bẻ gãy, vị nhạt, không mùi.

Người dùng thường ưa chuộng những đoạn Câu đằng có 2 móc gai hơn là loại có 1 móc gai, mặc dù công dụng như nhau.

Dược liệu câu đằng thành phẩm 

Dược liệu câu đằng thành phẩm 

 

V. THU HÁI, BÀO CHẾ VÀ BẢO QUẢN CÂU ĐẰNG

1. Thu hái

Người ta vẫn thường thu hái dược liệu Câu đằng quanh năm. Tuy nhiên vào tháng 7, tháng 8 mới là chính vụ thu hoạch bởi vì lúc này phần thân cành và các mấu gai đã già, tính chất dược liệu tốt hơn.

2. Bào chế

Sau khi chặt lấy phần thân cành Câu đằng cần cắt khúc các đoạn có móc câu rồi làm sạch, phơi hoặc sấy khô.

Dược liệu Câu đằng cần được sấy khô, cắt thành từng đoạn nhỏ, không sao tẩm. Hoặc cũng có thể sấy khô những đoạn thân, cành Câu đằng có móc, rồi tán thành bột mịn làm hoàn tán.

3. Bảo quản

Sau khi Câu đằng được sấy khô cần cho vào các lọ kín hoặc tốt nhất là bỏ vào các túi nilong buộc kín. Để dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

 

VI. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂU ĐẰNG

Các nhà khoa học đã tìm ra chất hóa học chính có trong dược liệu Câu đằng là Alcaloid. Họ đã chỉ ra, lượng Alcaloid có trong thân và rễ câu đằng khoảng 0,041%.

Bên cạnh đó, trong thân, lá và móc câu của cây Câu đằng chứa các Alkaloid: isocorynoxcin, corynoxcin, rhynchophyllin và isorhynchophuyllin.

 

VII. TÁC DỤNG HẠ ÁP, GIẢM CHÓNG MẶT CỦA CÂU ĐẰNG

Theo y học hiện đại

- Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của vị thuốc Câu đằng. Trước hết họ tìm ra tác dụng hạ áp, có ý nghĩa đối với những bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao.

Dược liệu câu đằng và những chế phẩm có thành phần câu đằng đều có tác dụng hạ áp, trì hoãn và kéo dài mức huyết áp ổn định cho cơ thể, giảm các chứng hoa mắt chóng mặt do tăng huyết áp.

Các nhà khoa học đã tìm ra thành phần hạ áp cơ bản trong câu đằng chính là chất kiềm. Nguyên lí hạ áp của dược liệu câu đằng được các nhà khoa học chỉ ra là: loại dược liệu này có khả năng tác động trực tiếp và phản xạ tác dụng ức chế trung khu thần kinh vận mạch,  giãn mạch ngoại vi, đồng thời chẹn nút thần kinh giao cảm rồi tạo lực cản hạ huyết áp. Lưu ý, dược liệu câu đằng khi dùng sắc thuốc không nên đun lâu, bởi thế nó sẽ làm giảm tác dụng hạ huyết áp.

Ngoài ra, Câu đằng còn có tác dụng an thần và tác dụng ức chế cơ trơn trên các động vật thí nghiệm. Thí nghiệm dùng nước sắc câu đằng và chiết xuất cồn câu đằng trên động vật cho thấy tác dụng an thần, tuy nhiên không rõ có thể gây ngủ hay không. Đối với Câu đằng ngâm rượu sử dụng cho động vật, có tác dụng chống co giật. Đối với thực nghiệm lâm sàng trên cơ thể chuột, kết quả ch thấy, dược liệu câu đằng có thể ức chế cơ trơn trong ruột chuôt và làm dịu những cơn co thắt cơ trơn phế quản của chuột thí nghiệm.

 

Theo Y học cổ truyền

Câu đằng là dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông. Theo đó, dược liệu câu đằng có những tính chất như sau:

  • Vị: Ngọt
  • Tính: hàn
  • Quy vào các kinh: Can và Tâm bào
  • Tác dụng: thanh nhiệt, bình can, trấn kinh, trừ nội phong, chống co thắt
  • Trị các bệnh: Chứng hàn nhiệt, kinh giản ở trẻ em; Hoa mắt, nhức đầu do tăng huyết áp ở người cao tuổi.

 

VIII. CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG

1. Cách dùng:

  • Phơi khô sắc lấy nước uống, tán bột.
  • Nếu dùng dạng thuốc sắc, nấu không quá 10 phút để tránh giảm tác dụng dược lý của thuốc. Khi dùng Câu đằng với các vị thuốc khác thì sắc các vị khác trước, sau đó khi gần được cho câu đằng vào đun không quá 10 phút thì ngừng.

 

2. Liều dùng:

ngày 4 gram tới 9 gram trong 1 ngày. Không dùng quá liều.

 

IX. MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ HUYẾT ÁP CAO TỪ CÂU ĐẰNG

  1. Bài 1: Bài này là bà “Thiên ma câu đằng ẩm”. Tìm lấy các vị thuốc với liều lượng như sau: Thiên ma 8 gram, Câu đằng 12 gram, Ngưu tất 12 gram, Ích mẫu 12 gram, Tang ký sinh 12 gram, Dạ đằng giao 12 gram, Bạch linh 12 gram, Thạch quyết minh 20 gram, Chi tử 8 gram, Hoàng cầm 8 gram. Đem tất cả sắc nước uống.
  2. Bài 2: Gồm các vị thuốc với liều lượng như sau: Câu đằng 12 gram, Kim ngân hoa 10 gram, Bạc hà 6 gram, Cúc hoa 10 gram, Địa long 10 gram. Đem tất cả sắc nước uống.
  3. Bài 3: Gồm các vị thuốc với liều lượng như sau: Câu đằng, Cúc hoa, Mạch Môn, Trần bì mỗi vị 10 gram; Thạch cao 20 gram, Cam thảo 3 gram. Đem tất cả sắc uống ngày 1 thang.
  4. Bài 4: Gồm các vị thuốc với liều lượng như sau: Câu đằng, Tang diệp, Cúc hoa mỗi vị 10 gram cùng với Hạ khô thảo 16 gram. Đem tất cả sắc uống ngày 1 thang.
  5. Bài 5: Gồm các vị thuốc với liều lượng như sau: Huyền sâm 15 gram, Bạch truật 15 gram, Câu đằng 15 gram, Hoài ngưu tất 12 gram, Đơn bì 10 gram. Đem tất cả sắc uống ngày 1 thang.

bài thuốc câu đằng

Bài thuốc quý câu đằng

X. MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ BỆNH KHÁC TỪ CÂU ĐẰNG

Ngoài tác dụng hạ áp, câu đằng còn được sử dụng để làm vị thuốc trong các đơn chữa nhiều bệnh khác. Dưới đây là một số đơn thuốc chữa bệnh chứa vị thuốc câu đằng.

  • Chữa chứng co giật do phong nhiệt, sốt cao co giật ở trẻ nhỏ.
  1. Bài 1: Gồm các vị thuốc với liều lượng như sau: Câu đằng 12 gram, Quảng tê giác (tức sừng trâu) dạng bột 10 gram, Thiên ma 10 gram, Toàn yết 5 gram, Mộc hương 3 gram, Cam thảo 3 gram. Đem tất cả sắc uống ngày 1 thang.
  2. Bài 2: Gồm các vị thuốc với liều lượng như sau: Câu đằng 10 gram, Thiên ma 6 gram, Cúc hoa 8 gram, Bạc hà 6 gram, Thuyền thoái 2 gram, Kinh giới 6 gram. Đem tất cả sắc uống ngày 1 thang, rất hiệu nghiệm với trẻ lên sởi sốt cao.

 

  • Chữa sốt uốn ván ở trẻ em

Gồm các vị thuốc với liều lượng như sau: Câu đằng 15 gram, Tang diệp 15 gram, Hoàng cầm 10 gram, Đởm nam tinh 6 gram, Thạch cao khoảng 60 gram đến 100 gram, Thuyền thoái 30 gram, Toàn yết 10 gram, Bạch phụ tử 10 gram, Ngô công 2 con. Đem tất cả sắc uống ngày 1 thang.

  • Chữa chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ

Gồm các vị thuốc với liều lượng như sau: Câu đằng 3 gram, Thuyền thoái 3 gram, Bạc hà 1 gram. Đem tất cả sắc uống ngày 1 thang. Duy trì từ 2 đến 3 thang.

Chú ý: Để không làm mất tính chất dược lý của Câu đằng, khi dùng Câu đằng với các vị thuốc khác thì sắc các vị khác trước, sau đó khi gần được cho câu đằng vào đun không quá 10 phút thì ngừng.

 

XI. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂU ĐẰNG

1. Không sử dụng câu đằng cho một số đối tượng sau:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuối
  • Người đang truyền máu
  • Người bị huyết áp thấp
  • Những người đang điều trị bệnh bằng các thuốc Tân dược.

 

2. Chú ý trong quá trình sử dụng dược liệu câu đằng:

  • Không sắc thuốc câu đằng quá 10 phút, tránh làm mất tác dụng.
  • Nên dùng ấm đất, sành sứ sắc thuốc, không nên dùng ấm kim loại
  • Mọi thông tin về dược liệu và các đơn thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, không tự ý làm theo tránh hậu quả khôn lường. Nếu cần sử dụng câu đằng, phải có chuyên gia y tế thăm khám, chỉ định và hướng dẫn sử dụng.

About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây câu đằng? Giải pháp cho người bị tăng huyết áp, hoa mắt

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.20037 sec| 1645.742 kb