Ngưu tất tức là cây Achyranthes bidentata Blume thuộc họ Rau dền khác với vị thuốc Ngưu tất nam. Vị thuốc ngưu tất được dùng trong Đông y để trị các bệnh: Đau nhức xương khớp, làm lợi tiểu, hạ huyết áp…
I. TÊN GỌI
- Tên tiếng Việt: Ngưu tất, Hoài ngưu tất, cây cỏ xước...
- Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.
- Họ khoa học: Amaranthaceae (tức họ rau dền)
Hình ảnh cây ngưu tất
II. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CÂY NGƯU TẤT
Mô tả hình dáng cây ngưu tất
Ngưu tất là loài cây than thảo. Cây này thường có chiều cao từ 60cm đến 80cm. Đôi khi có những cây cao tới trên 1m. Thân cây khá mảnh mai, có các cạnh xung quanh và phình lên ở mỗi đốt. Bề ngoài thân cây Ngưu tất mang màu sắc nâu tía hoặc màu lục sẫm. Từ thân chính phân ra nhiều cành nhánh. Các cành này thường mọc theo phương thẳng đứng, ít khi tỏa ngang.
- Lá cây Ngưu tất là những lá nhỏ hình bầu dục hoặc có dạng hình mác thuôn dài, hơi nhọn ở đầu. Lá màu lục sẫm, giữa lá nổi rõ phần gân chính có màu nâu tía. Các lá này thường mọc đối nhau qua các cành nhánh.
- Hoa Ngưu tất nở thành cụm. Mùa hoa nở là vào khi tiết trời vào hạ, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7. Cụm hoa mọc ở ngọn thân và kẽ lá đầu cành thành một bông Các chùm hoa ngưu tất dài khoảng từ 2cm đến 5cm. Lúc cây cho hoa là cũng bắt đầu kết quả bởi thời gian tạo quả rất ngắn. Quả Ngưu tất hình bầu dục, phía ngoài trơn nhẵn, bên trong chứa ít thịt và một hạt nhỏ xíu màu đen.
- Rễ cây Ngưu tất dài, phần phình to tạo thành củ hình trụ. Bám quanh củ chính có nhiều rễ con.
Lưu ý, cây Ngưu tất có hình dáng rất giống cây cỏ xước có tên khoa học là Achyranthes aspera L. Vốn dĩ Ngưu tất cũng là một loài cỏ xước và hay được gọi với tên cỏ xước. Ở Việt Nam, các thầy thuốc y học cổ truyền dân tộc thường dung rễ cây cỏ xước để thay thế vị thuốc Ngưu tất với tên là Ngưu tất nam. Tuy nhiên đây là hai cây khác nhau.
Hình ảnh cây cỏ xước hay còn gọi là Ngưu tất nam
Địa bàn phân bố
Cây Ngưu tất rất ưa ánh sáng và nơi có độ ẩm cao. Cây thuốc Ngưu tất của ta chủ yếu lấy giống từ Trung Quốc. Ngày tay cây Ngưu tất được đưa về Việt Nam trồng được cả ở miền núi, trung du và vùng đồng bằng. Loài cây này ra hoa quả nhiều năm và tái sinh tự nhiên phần lớn là từ hạt rụng ra và nhờ gió phát tán.
Thường thấy phần lớn cây Ngưu tất mọc hoang dại. Ít thấy cây này được trồng thành vùng nguyên liệu ở nước ta. Nguồn dược liệu vẫn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc
Địa chỉ chia sẻ kiến thức hưu ích về sức khỏe: https://sketchfab.com/onplaza
Bộ phận sử dụng làm dược liệu
Cây Ngưu tất cho bộ phận rễ củ để làm dược liệu chữa bệnh. Người dân thường thu hái Ngưu tất vào mùa thu đông, khi này cây đã già, lá đã khô héo.
Người ta, tiến hành đào lấy rễ, loại bỏ những phần phía trên cổ rễ và rễ con. Sau đó đem phần rễ củ còn lại đi rửa sạch đất cát, bụi bẩn. Đem Ngưu tất đã rửa sạch đi phơi khô rồi cột lại thành từng nắm nhỏ. Tiếp tục phơi các bó Ngưu tất cho đến khi vỏ ngoài nhăn nheo. Cuối cùng tiến hành xông diêm sinh vài lần và phơi khô.
Dược liệu Ngưu tất thành phẩm là những bó rễ củ có màu vàng tro, vị hơi đắng pha chua ngọt và mùi đặc trưng của cây.
Cần bảo quản dược liệu Ngưu tất thành phẩm trong các hộp kín hoặc túi nilong được buộc chặt, để nơi khô ráo, thoáng mát, ; tránh nơi ẩm mốc và bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Vị thuốc Ngưu tất
III. TÁC DỤNG CỦA NGƯU TẤT
Theo khoa học hiện đại
Theo nghiên nghiên cứu của các nhà khoa học, trong dược liệu Ngưu tất (tức phần rễ của cây Ngưu tất) bao gồm các thành phần hóa học chính là: saponin, ecdysteron, inokosteron và muối kali. Khi nghiên cứu về chất saponin có trong rễ Ngưu tất các nhà khoa học đã thuỷ phân ra các chất axit oleanic và galactoza, rhamnoza, glucoza.
Trong y học hiện đại, Ngưu tất đã được sử dụng để làm nên các chế phẩm có tác dụng:
- Chống viêm, giảm đau
- Giảm cholessterol trong máu,
- Hạ huyết áp,
- Tác dụng tích cực đối với bệnh nhân xơ vỡ động mạch...
Theo y học cổ truyền phương Đông
Ngưu tất hay còn gọi là Ngưu tất Bắc để phân biệt với Ngưu tất Nam là cây cỏ xước của Việt Nam, là dược liệu được dung chủ yếu trong Đông Y. Các thầy thuốc Đông y đã chỉ ra vị thuốc Ngưu tất có những đặc điểm như sau:
- Vị: đắng, hơi ngọt pha chút chua
- Tính: bình
- Quy vào các kinh: Can và Thận
- Tác dụng:
- Nếu dùng sắc uống có tác dụng: Tán ứ, hoạt huyết, lợi thấp, chữa tiểu tiện sẻn, sung đau cổ họng, gặp phải chấn thương gây ứ máu bầm tím, khó chuyển dạ sinh con.
- Nếu dùng tẩm rượu hoặc tẩm muối có tác dụng: bổ can, ích khí, cường gân cốt, chữa tê thấp, đau mình mẩy, đau lưng, chân tay co quắp.
IV. CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG
- Có 2 cách dùng Ngưu tất là: Dùng Sắc thuốc hoặc Ngâm rượu.
- Liều dùng: Mỗi ngày dùng khoảng 6 gram đến 12 gram đã sấy khô.
V. MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ BỆNH TỪ NGƯU TẤT
Ngưu tất là vị thuốc quý, có nhiều công dụng trị bệnh hay. Sau đây người viết xin được giới thiệu tới bạn đọc những bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc Ngưu tất theo 2 cách là Thuốc sắc và Ngâm rượu.
Dùng thuốc sắc Ngưu tất
- Bài 1: Chữa lên sởi kèm viêm họng
Dùng Ngưu tất 20 gram, Cam thảo 10 gram sắc nước uống thay trà trong ngày.
- Bài 2: Chữa xuất huyết dạ con cho nữ giới
Tìm lấy vị Xuyên Ngưu tất 30 gram rồi sắc làm 2 lần. Lọc lấy nước, bỏ bã, trộn 2 nước làm 1. Lấy nước này chia ra 2 phần uống làm 2 lần sáng, tối trong ngày. Mỗi ngày 1 thang.
- Bài 3: Chữa bí tiểu ở người già
Tìm lấy các vị thuốc với lượng như sau: Ngưu tất 12 gram, Thục địa 12 gram, Xa tiền tử 12 gram, Hoài sơn 12 gram, Trạch tả 8 gram, Đan bì 8 gram, Phục linh 8 gram, Sơn thù 8 gram, Phụ tử chế 8 gram, Nhục quế 4 gram.
Đem tất cả các vị trên thái nhỏ rồi sắc với 0,4 lít nước sao cho cô đặc còn 0,1 lít nước thì ngừng. Lọc lấy nước, bỏ bã, chia nước thuốc làm 2 phần uống 2 lần trong ngày.
Ngâm rượu Ngưu tất
- Cách 1. Rượi Ngưu tất, Địa hoàng
Lấy Ngưu tất 250 gram, Địa hoàng 250 gram. Ngâm hai vị trên cùng với 1 lít rượu trắng khoảng 35 độ. Ngâm khoảng 1 tuần là dùng được, để càng lâu càng tốt.
Mỗi ngày dùng 40ml chia làm 2 lần trong bữa ăn. Thứ rượu này rất tốt cho những người tụ huyết vùng bụng dưới gây đau sung; thắt lung và đầu gối phù nề đau nhức; các chi dưới lạnh buốt và đau nhức.
- Cách 2: Rượu ngưu tất, Mộc qua
Tìm lấy các vị Ngưu tất 50 gram, Mộc qua 50 gram cùng với nửa lít rượu trắng 35 độ. Đem ngâm trong vòng 1 tuần. Để lâu càng tốt.
Uống thứ rượu này ngày 1 ly nhỏ trước khi đi ngủ buổi tối, rất tốt cho người bị dính ruột sau phẫu thuật.
- Cách 3: Rượu Ngưu tất, Nhân sâm
Tìm lấy các vị với lượng như sau: Ngưu tất 20 gram, Hoàng kỳ 20 gram, Nhục quế 15 gram, Nhân sâm 20 gram, Xuyên khung 20 gram, Sinh địa 15 gram, Nhục thung dung 25 gram, Ba kích thiên 20 gram, Ngũ vị tử 20 gram, Sơn du nhục 20 gram, Hải phong đằng 10 gram, Ngũ gia bì 25 gram, Chế phụ tử 20 gram, Xuyên tiêu 15g, Gừng tươi 25 gram, Phòng phong 25 gram.
Cách làm: Giã nhỏ các vị trên rồi ngâm trong 15 lít rượu trắng 35 độ. Ngâm càng lâu càng tốt.
Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml.
Rượu này rất tốt cho những người bị đau lưng, đau buốt tứ chi, liệt dương, xuất tinh sớm.
- Cách 4: Rượu ngưu tất, Đỗ đen
Tìm lấy các vị với liều lượng như sau: Ngưu tất 95 gram, Sinh địa hoàng 95gram, Đậu đen 95 gram.
Cách làm: Rang chín Đậu đen, nghiền nhỏ Ngưu tất và Địa. Sau đó trộn đều 3 thứ bọc trong vải xô đem đồ chín. Cuối cùng vớt ra để ráo rồi ngâm cùng 1,5 lít rượu trắng khoảng 35 độ.
Cách dùng: Ngày dùng khoảng 30ml chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn.
Thứ rượu này tốt cho người bị phong thấp, chân tay nhức mỏi.
VI. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG NGƯU TẤT
- Không dùng vị thuốc Ngưu tất cho người: khí hư, tỳ vị hư hàn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, phụ nữ mang thai.
- Tại Việt Nam có 1 loại cỏ xước được gọi với tên Ngưu tất Nam có tên khoa học là Achyranthes aspera L. Mặc dù hai cây có hình dáng khá giống nhau và đều dùng để trị bệnh đau nhức xương khớp, làm lợi tiểu và hạ huyết áp nhưng liều dùng lại khác nhau. Cần phải lưu ý điểm này trong nhận dạng và sử dụng dược liệu để trị bệnh cho đúng.
Vị thuốc chữa trị các vết lở loét lâu ngày không thu miệng lại, bệnh bỏng do nhiệt: Bạch liễm
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm