Cây lá náng vị đắng, tính mát thường được sử dụng trong các bài thuốc đông y có công dụng giảm đau, tiêu sưng, tán ứ, thông huyết, đặc biệt, chủ trị các bệnh về xương khớp, bong gân và một số bệnh ngoài da hiệu quả,…
Hình ảnh cây lá náng
Tên gọi, phân nhóm
– Tên gọi khác: cây lá náng còn được biết đến với tên gọi cây náng hoa trắng, cây náng sumatra, cây đại tướng quân, cây tỏi voi, cây chuối nước,…
– Tên khoa học: Crinum asiaticum L.
– Họ: Náng (Amaryllidaceae)
Mô tả cây lá náng
Đặc điểm cây lá náng
Cây lá náng là cây thân thảo, sống lâu năm, với chiều cao khoảng 1m. Cây có hình trứng với đường kính từ 5 – 10cm.
Lá của cây náng hoa trắng là lá đơn, có hình dải ngọn giáo và thường mọc từ gốc. Lá có chiều dài hơn 1m và chiều rộng từ 5 – 10cm. Cụm hoa mọc ở đầu cán dẹp, với chiều dài từ 40 – 60cm. Mỗi cụm hoa có từ 6 – 12 hoa, hoặc nhiều hơn. Hoa của cây lá náng có màu trắng, có mùi thơm khi về chiều.
Quả của cây lá náng là quả mọng, hình tròn, có đường kính từ 3 – 5cm, mỗi quả chứa 1 hạt.
Phân bố
Cây lá náng mọc nhiều ở những nơi có đất ẩm ướt. Hiện nay loại cây này được tìm thấy chủ yếu ở Indonesia và Ấn Độ.
Tại Việt Nam, cây náng hoa trắng được trồng ở nhiều nơi, từ bắc đến nam. Ngoài sử dụng để làm thuốc, cây lá náng còn được sử dụng để làm cảnh.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
– Bộ phận dùng: Lá và củ của cây lá náng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh
Lá và củ cây lá náng được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh
– Thu hái: có thể thu hái lá và củ quanh năm.
– Chế biến: Lá cây có thể dùng tươi hoặc phơi khô/sấy khô để dùng dần. Nếu dùng lá tươi, sau khi thu hái nên sử dụng ngay để tránh hỏng lá. Còn nếu dùng lá khô, sau khi thu hoạch đem rửa sạch, rồi phơi khô hẳn để dùng dần.
– Bảo quản: nên bảo quản dược liệu cây lá náng ở những nơi khô ráo, thông thoáng, tránh nơi ẩm mốc hoặc nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Thành phần hóa học
Trong cây lá náng có chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người. Cụ thể:
– Hoạt chất alkaloid trong lá, hoa, củ, thân và bẹ cây: lycorin C16H17NO4, baconing, crinasiatin, hippadin
– Vitamin trong củ cây lá náng
– Các thành phần khác như alcaloid harcissin (lycorin)
Hợp chất kiềm có mùi tỏi
– Thành phần ungeremin và criasbetain trong quả của cây lá náng
– Chứa nhiều thành phần lycorin và crinamin trong hạt của cây đại tướng quân.
– Vị thuốc cây lá náng
Tính vị
Vị thuốc cây lá náng có vị đắng, tính mát và hơi có độc.
Tác dụng dược lý
Theo một số nghiên cứu của Nhật Bản và Hàn Quốc, tác dụng của cây lá náng trong việc điều trị và cải thiện u xơ tuyến tiền liệt (hay còn gọi là bệnh phì đại tiền liệt tuyến)
Các hoạt chất trong cây lá náng, đặc biệt là hoạt chất alkaloid có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh lên đến 35,4%. Hơn nữa, các hoạt chất có trong cây náng hoa trắng còn có công dụng chống viêm, làm giảm trọng lượng, kích thước của khối u hạt lên đến 25,4%
Cây náng hoa trắng có tác dụng gì?
– Cây lá náng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
– Giảm sưng và giảm đau do bong gân, đau nhức xương khớp
– Chữa rắn cắn
– Giảm trọng lượng và kích thước của khối u nang buồng trứng và u xơ tử cung
– Giúp long đờm
– Cải thiện các chứng tiểu buốt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không hết,…
– Cách dùng, liều dùng
– Cách dùng: cây lá náng có thể sử dụng dưới dạng tươi, sắc uống, đắp thuốc ngoài da
– Liều dùng: khuyến cáo sử dụng không quá 3 – 10g/ngày đối với dạng sắc uống. Còn với dạng đắp thuốc, không kể liều lượng.
Lưu ý: tùy vào bệnh lý mà có cách dùng thuốc, liều dùng khác nhau.
Tác dụng phụ
Sử dụng dược liệu cây lá náng không đúng cách hoặc quá liều lượng có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn như:
– Đau bụng
– Tiêu chảy
– Hô hấp không đều
– Nôn mửa
– Mạch đập nhanh
– Nhiệt độ cơ thể tăng cao
– Nếu sử dụng thuốc mà gặp phải các tác dụng phụ trên, rất có thể bạn đã bị ngộ độc. Do đó, cách tốt nhất là ngừng sử dụng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Lưu ý: trước khi đến cơ sở y tế, bạn có thể giải độc cây lá náng bằng cách uống nước đường hoặc uống một tách trà đen, hoặc uống nước giấm pha gừng theo tỷ lệ 2:1, hoặc uống nước muối loãng,…
Bài thuốc chữa bệnh từ cây lá náng theo kinh nghiệm dân gian
Cây lá náng với nhiều công dụng chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian như điều trị bệnh trĩ, phì đại tiền liệt tuyến, giảm đau sưng do bong gân, đau nhức xương khớp,…Dưới đây ONPLAZA đã tổng hợp một số bài thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian, bạn có thể tham khảo.
Cây lá náng với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả
Bài thuốc 1: cây lá náng điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Đơn thuốc: cây lá náng 6 gam, ké đầu ngựa 10 gam, cây xạ đen 40 gam
Cách dùng, liều dùng: đem dược liệu rửa sạch, rồi sắc uống với 1 lít nước. Duy trì uống trong vòng 1 tháng để cải thiện bệnh.
Bài thuốc 2: cây lá náng chữa bệnh trĩ
Đơn thuốc: 1 – 2 lá tươi của cây lá náng
Cách dùng, liều dùng: đem lá rửa sạch, rồi giã nát. Sau đó, đắp bã lá lên búi trĩ. Thực hiện cách này 1 – 2 lần/ngày để tiêu viêm và cải thiện tình trạng khó chịu, ngứa rát ở hậu môn.
Bài thuốc 3. Cây lá náng chữa đau nhức xương khớp, bong gân
Đơn thuốc: 2 – 3 lá cây lá náng
Cách dùng, liều dùng: lá đem rửa sạch, để ráo rồi hơ nóng. Tiếp đến, đắp lá lên vùng bị bong gân hoặc vùng xương khớp bị sưng đau. Các hoạt chất trong lá sẽ thấm sâu và nhanh chóng giảm đau, nhức mỏi ở khớp xương.
Lưu ý: ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các dược liệu khác cùng cây lá náng để tăng khả năng điều trị. Cụ thể: dùng 10 gam lá náng, 10 gam lá dây đòn gánh, 8 gam lá bạc thau. Giã nát các vị thuốc, rồi đắp lên vùng bị đau và băng lại. Thực hiện đắp đều đặn mỗi ngày để cải thiện bệnh.
Bài thuốc 4. Cây lá náng chống nôn
Đơn thuốc: 8 – 16 gam lá náng tươi
Cách dùng, liều dùng: đem lá rửa sạch, rồi giã nát, chắt nước cốt và pha loãng với nước để uống.
Bài thuốc 5. Cây lá náng giúp long đờm và làm toát mồ hôi
Đơn thuốc: Dùng hành của cây náng
Cách dùng, liều dùng: rửa sạch dược liệu rồi đem ép lấy nước cốt. Sau đó pha thêm ít nước đun sôi để nguội rồi uống.
Cây lá náng có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và giúp cải thiện các chứng bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc mà chưa có sự hướng dẫn và chỉ định từ thầy thuốc, các bác sĩ có chuyên môn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm