Bài viết dưới đây ONPLAZA xin chia sẻ đến bạn những công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây hoàng đằng hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!
Hình ảnh cây hoàng đằng - vị thuốc quý của đông y
I. MÔ TẢ DƯỢC LIỆU HOÀNG ĐẰNG
1.Tên gọi, phân nhóm
- Tên gọi khác: hoàng đằng còn có tên gọi khác là dây vàng, vàng đắng, hay nam hoàng liên,...
- Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour
- Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
2. Đặc điểm thực vật
Hoàng đằng là cây deo leo, có kích thước lớn với phần thân già và rễ màu vàng. Phần thân của cây hình trụ, cứng với đường kính khoảng 5 - 10cm.
Lá cây hoàng đằng thường mọc so le với nhau rộng 4 - 10cm và dài 9 - 20cm. Lá cứng và nhẵn. Phiến lá có hình bầu dục với phần đầu nhọn và phần gốc cắt ngang hoặc dạng tròn. Mỗi lá có 3 gân, có cuống dài, 2 đầu phình.
Hoa hoàng đằng là hoa đơn tính, màu vàng lục, mọc thành từng chuỳ dài ở kẽ lá đã rụng, dài khoảng 30 - 40cm. Lá đài của hoa có hình tam giác, hoa cái có 3 lá noãn, hoa đực có 6 nhị. Mùa hoa hoàng đằng rơi vào từ tháng 5 - tháng 7. Quả hoàng đằng có hình trái xoan, màu xanh khi non và màu vàng khi chín.
3. Bộ phận dùng
Phần rễ và thân già của cây hoàng đằng được sử dụng để làm thuốc.
4. Phân bố
Hoàng đằng có nguồn gốc từ Malaysia và các quốc gia Đông Dương.
Tại Việt Nam cây phát triển tốt ở những vùng có đất ẩm ướt. Hiện tại, cây hoàng đằng được phân bố chủ yếu ở Nghệ An, các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc và các tỉnh Tây Nguyên.
5. Thu hái và sơ chế
- Thu hái: hoàng đằng được thu hoạch chủ yếu vào mùa thu, khoảng tháng 8 - tháng 9 hằng năm.
Cây hoàng đằng với công dụng điều trị các bệnh về gan, đường ruột
- Sơ chế: sau khi thu hoạch phần rễ và thân già của cây hoàng đằng, đem về cạo sạch. Sau đó, chặt thành từng đoạn, rồi đem đi sấy hoặc phơi khô để dùng dần.
Thu hái sơ chế và bảo quản cây hoàng đằng
6. Bảo quản
Sau khi sơ chế bạn cần để dược liệu trong túi kín và bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo.
7. Thành phần hóa học
Dược liệu hoàng đằng có chứa nhiều thành phần hoá học có công dụng trong việc điều trị chữa bệnh, gồm:
- Berberin
- Palmatin
- Izoquinolein
- Columbamin
- Jatrorrhizin
8. Vị thuốc hoàng đằng
a )Tính vị
Vị thuốc hoàng đằng có vị đắng, tính hàn.
b) Quy kinh
Quy vào các kinh Tỳ, Phế, Can
II. CÁCH DÙNG VÀ TÁC DỤNG CỦA VỊ THUỐC HOÀNG ĐẰNG
1. Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền, tác dụng của hoàng đằng như sau:
- Công dụng: Thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm
- Chủ trị: tiêu chảy, lỵ, viêm ruột, viêm tai, sốt rét, đau mắt, lở ngứa ngoài da, dùng làm thuốc bổ.
Theo y học hiện đại, công dụng của hoàng đằng như sau:
- Ngăn ngừa sự hình thành của các mảng xơ vữa, tăng độ đàn hồi cho mạch máu; đồng thời, ức chế sự phát triển của các phản ứng viêm.
- Làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, đồng thời làm giảm chất béo triglyceride tích trữ tại gan
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch, làm tăng khả năng co bóp và giãn nở của tim, đồng thời, duy trì hoạt động của hệ thần kinh giao cảm tại tim.
- Ức chế vi khuẩn, ngăn chặn các triệu chứng viêm kết mạc do nhiễm khuẩn, tiêu chảy.
- Ngoài ra, dược liệu hoàng đằng còn được sử dụng để điều chế thuốc viên, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim mạch.
2. Cách dùng – liều lượng
- Cách dùng: vị thuốc hoàng đằng có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, tán bột, làm viên hoàn hoặc sử dụng ngoài da.
- Liều dùng: khuyến cáo mỗi ngày sử dụng từ 6 - 12g. Tuy nhiên, bạn cũng có thể linh hoạt thay đổi, kết hợp với các vị thuốc khác.
3. Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu hoàng đằng
Dưới đây ONPLAZA đã tổng hợp một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hoàng đằng, bạn có thể tham khảo dưới đây.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây hoàng đằng hiệu quả
- Bài thuốc 1. Dược liệu hoàng đằng giúp trị viêm ruột kiết lỵ
Đơn thuốc: 14g hoàng đằng, 20g cỏ sữa lá lớn, 20g lá mô
Cách dùng - Liều dùng: sắc với 1 thăng nước trong vòng 20 phút. Dùng thuốc khi còn ấm, mỗi ngày 1 thang thuốc.
- Bài thuốc 2. trị đau mắt đỏ có màng với vị thuốc hoàng đằng
Đơn thuốc: 4g hoàng đằng, 2g phèn chua.
Cách dùng - Liều dùng: đem tán nhỏ, rồi chưng cách thủy. Sau đó, gạn lấy nước trong và nhỏ vào mắt mỗi ngày 2 lần.
- Bài thuốc 3. hoàng đằng trị viêm tai có mủ
Đơn thuốc: hoàng đằng 20g, phù phỉ 10g.
Cách dùng - Liều dùng: tán thành bột mịn. Sau khi làm sạch mủ tai, lấy một ít bột thổi vào tai, thực hiện đều đặn 2 - 3 lần/ngày.
- Bài thuốc 4. trị viêm gan virus, viêm đường tiết niệu, viêm tai trong, viêm phế quản với cây hoàng đằng
Đơn thuốc: 10g hoàng đằng, 10g huyết dụ, 10g mộc thông
Cách dùng - Liều dùng: Sắc với 1 lít nước, đến khi còn 300ml thì ngừng. Mỗi ngày chia làm 3 lần uống, uống khi còn ấm. Dùng 1 thang thuốc/ngày.
- Bài thuốc 5. cây hoàng đằng giúp trị vàng da do bệnh gan
Đơn thuốc: hoàng đằng 25g, cây xạ vàng 25g.
Cách dùng - Liều dùng: Sắc uống. Mỗi ngày 1 thang thuốc.
- Bài thuốc 6. trị kiết lỵ, tiêu chảy với vị thuốc từ cây hoàng đằng
Đơn thuốc: rễ hoàng đằng
Cách dùng - Liều dùng: tán thành bột mịn, sau đó làm thành viên hoàn cho dễ uống. Mỗi ngày uống 10g bột với nước ấm.
- Bài thuốc 7. hoàng đằng giúp điều trị tiêu chảy, sốt rét, kiết lỵ
Đơn thuốc: 10 – 15g hoàng đằng.
Cách dùng - Liều dùng: sắc uống với 600ml nước, đun trên lửa nhỏ. Đến khi còn 200ml thì ngừng. Ngày chia làm 2 lần uống, uống thuốc khi còn ấm. Dùng 1 ngày 1 thang thuốc.
- Bài thuốc 8. chữa kẽ chân viêm lở chảy nước với dược liệu hoàng đằng
Đơn thuốc: hoàng đằng 15g, kha tử 10g
Cách dùng - Liều dùng: Đem giã nhỏ các vị thuốc rồi cho vào sắc nước đặc. Sau đó ngâm chân vào nước thuốc, thực hiện đều đặn 1 - 2 lần/ngày
- Bài thuốc 9. cây hoàng đằng giúp chữa đau mắt sưng đỏ kèm chảy nước mắt
Đơn thuốc: 9g mật mông, 8g hoàng đằng, 4g long đởm thảo, 4g cúc hoa, 4g bạch chỉ, 4g kinh giới, 4g phòng phong, 2g cam thảo.
Cách dùng - Liều dùng: Sắc nước uống. Duy trì uống 1 thang thuốc/ngày, thực hiện liệu trình từ 3 - 5 ngày.
- Bài thuốc 10. trị nổi mụn nhiều do nóng trong người ở trẻ em với vị thuốc hoàng đằng
Đơn thuốc: hoàng đằng.
Cách dùng - Liều dùng: nấu nước tắm, 1 - 2 lần/ngày. Lưu ý, thực hiện đều đặn đến khi khỏi bệnh.
4. Kiêng kỵ, lưu ý khi sử dụng hoàng đằng
Vị thuốc hoàng đằng mặc dù có nhiều tác dụng trị bệnh, tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, sau liều lượng sẽ dễ gặp tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi sử dụng thuốc, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Tuyệt đối không dùng cây hoàng đằng cho những người mắc các bệnh do hàn, hay có huyết hàn.
Cần thận trọng khi dùng dược liệu hoàng đằng bào chế thành thuốc nhỏ mắt trong điều trị bệnh viêm kết mạc. Nếu không thực hiện trong môi trường vô khuẩn sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm, bệnh càng thêm nặng.
Những thông tin về vị thuốc và các bài thuốc về hoàng đằng mà ONPLAZA chia sẻ đến bạn chỉ có giá trị tham khảo. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng các bài thuốc từ dược liệu hoàng đằng mà không có sự chỉ định của thầy thuốc. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thêm kiến thức về Giun đất - Đặc điểm, cách sử dụng và tác dụng giun đất trong y học: https://onplaza.vn/duoc-lieu/giun-dat-n143.html <<< TẠI ĐÂY
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm