Bài viết dưới đây ONPLAZA xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về vị thuốc câu kỳ tử và các bài thuốc chữa bệnh liên quan đến dược liệu này.
Câu kỷ tử là gì?
Tên gọi, phân nhóm
- Tên gọi khác: câu kỷ tử còn được biết đến với các tên gọi như câu kỳ tử, kỷ tử, kỷ tử đỏ, địa cốt tử, khởi tử, câu khởi, khủ khởi.
- Tên khoa học: Fructus Lycii.
- Họ khoa học: Họ Cà (Solanaceae).
Đặc điểm
Cây câu kỷ tử thuộc loại cây bụi, mọc đứng, chia thành nhiều nhánh, cành mảnh và có gai ở kẽ lá. Lá cây câu kỷ tử là lá nhẵn, với cuống lá ngắn và phiến lá hình mũi mác. Hoa câu kỳ tử mọc đơn, thường mọc ở kẽ lá hoặc mọc chụm lại với nhau. Quả câu kỳ tử có dạng hình trứng, khi non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ.
Phân bố
Hiện nay, cây kỷ tử được tìm thấy và trồng phổ biến tại một số tỉnh của Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam,...
Thu hái, chế biến, bảo quản
- Bộ phận dùng: quả câu kỷ tử được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh hoặc chế biến món ăn. Trong đó quả kỷ tử khô được sử dụng nhiều hơn cả. Những quả khô chất lượng có phần vỏ màu tím hoặc màu đỏ tươi, nhăn nheo, bên trong quả có nhiều hạt hình tạng thận màu vàng, có vệt ở cuống quả.
- Thu hái: thời điểm thu hoạch quả câu kỳ tử tốt nhất là vào tháng 8 - tháng 9 hằng năm. Lưu ý: nên hái quả có màu chín đỏ vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Sau đó, đem quả đi phơi khô trong bóng râm. Quan sát khi thấy quả nhăn thì tiếp tục đem quả ra nắng phơi cho khô.
- Chế biến: có 2 cách sơ chế phổ biến, cụ thể:
- Chọn quả câu kỳ tử tươi rồi đem ngâm tẩm với rượu, để qua ngày. Sau đó, giã dập để dùng dần.
- Quả câu kỷ tử có thể dùng sống, sắc uống hoặc tẩm rượu rồi sấy khô, hoặc đem tẩm với mật. Sau đó, đem sắc đặc, rồi sấy nhẹ đến khi khô thì tán thành bột mịn.
- Bảo quản: nên bảo quản dược liệu trong lọ kín để cho khô, tránh ẩm mốc làm hỏng dược liệu. Ngoài ra, nếu thấy dược liệu chuyển sang màu thâm đen, có thể phun rượu rồi xóc lên để câu kỳ tử trở lại màu đỏ đẹp.
Giá trị dinh dưỡng trong kỳ tử
Trong dược liệu câu kỷ tử có chứa các thành phần hoá học có nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm:
- Vitamin B1, B2, C
- Betaine
- Acid nicotinic
- Axit amin
- Polysaccharide
- Linoleic acid
- Thiamine
- Amoni sunfat
- Carotene
- Chất khoáng: Ca, P, Fe
- B-Sitosterol
- Riboflavin
Vị thuốc câu kỷ tử
Tính vị: Câu kỷ tử là vị thuốc có vị ngọt, tính bình.
Quy kinh: Quy vào 3 kinh Can, Phế, Thận.
Chủ trị:
- Trị chứng chóng mặt do huyết hư, xây xẩm, tiểu đường, di tinh, đau thắt lưng (theo Trung Dược Học).
- Trị chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao, khái thấu (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Cách dùng và liều dùng
- Cách dùng: có thể dùng độc vị câu kỳ tử hoặc kết hợp với các vị thuốc đông y khác dưới dạng thuốc sắc, tán thành bột mịn làm viên hoàn,....
- Liều dùng: khuyến cáo chỉ sử dụng từ 8 - 20g/ngày
Tác dụng của kỷ tử
Vị thuốc câu kỳ tử từ xa xưa đã được sử dụng làm vị thuốc trong Đông y để chữa bệnh. Ngày nay, dược liệu này cũng được nghiên cứu bởi y học hiện đại, với những tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Cụ thể như sau:
Giúp tăng cường thị lực
Trong quả kỳ tử rất giàu zeaxanthin - là một chất chống oxy hóa tốt cho đôi mắt. Do đó, loại quả này được coi là biện pháp điều trị tự nhiên cho bệnh thoái hóa điểm vàng ở người già. Zeaxanthin trong quả kỳ tử cũng giúp bảo vệ mắt khỏi tác động của tia cực tím, các gốc tự do, đặc biệt là cải thiện chứng bệnh trầm cảm.
Giảm cân, gọn vóc dáng
Qủa mọng rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt có hàm lượng calo thấp, do đó, bạn có thể sử dụng quả này để giảm cân, cải thiện vóc dáng. Thêm nữa, lượng đường trong kỳ tử khá thấp, tạo cảm giác no, giúp bạn thỏa mãn cơn thèm, do đó bạn có thể ăn loại quả này thường xuyên mà không sợ bị tăng cân. Ngoài ra, chất xơ dồi dào từ quả kỳ tử cũng giúp bạn nhanh chóng lấy lại được vòng eo lý tưởng, vóc dáng thon gọn.
Cải thiện khả năng tình dục
Theo nghiên cứu cho Thủy, tác dụng của kỳ tử có thể giúp cải thiện khả năng tình dục, cải thiện nồng độ testosterone, tăng khả năng di chuyển và số lượng của tinh trùng cũng như giúp kéo dài thời gian cương cứng và phản ứng xuất tinh. Do đó, quả kỷ tử cũng được các bác sĩ khuyên dùng, là một sự lựa chọn để thay thế cho những phương thuốc điều trị rối loạn cương dương như Viagra.
Công dụng giúp chống trầm cảm
Câu kỳ tử không những giàu vitamin B và vitamin C mà nó còn chứa nhiều chất xơ và mangan. Tất cả các chất dinh dưỡng này sẽ giúp làm tăng mức năng lượng tích cực của bạn, từ đó giúp chống trầm cảm. Cũng theo y học cổ truyền Trung Quốc, câu kỷ tử được sử dụng để chữa các chứng về rối loạn lo âu và các chứng cảm xúc khác.
Câu kỷ tử giúp thải độc gan
Theo các bài thuốc dân gian, hạt kỷ tử có lợi cho cả gan và thận, giúp hỗ trợ phục hồi sức mạnh của cơ thể, kèm theo đó là khả năng đào thải độc tố. Do đó vào những ngày mùa hè, bạn có thể pha một bình trà kỷ tử để thanh nhiệt giải độc, cũng như tăng cường sinh khí.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh, sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa được các virus gây bệnh, đặc biệt là có thể ngừa cúm. Theo nghiên cứu trong quả kỷ tử có chứa rất nhiều các loại vitamin như vitamin B, vitamin C có thể tăng cường hiệu quả ngừa cúm của vắc xin cúm. Điều này rất hữu ích, giúp bạn có thể phòng ngừa khỏi sự tấn công của virus.
Hỗ trợ giảm đau
Câu kỳ tử có khả năng chống viêm, do đó có thể sử dụng trong việc đẩy lùi một vài cơn đau, chẳng hạn như đau khớp. Tuy nhiên công dụng này của câu kỳ tử vẫn còn khá ít thông tin chứng minh.
Làm đẹp da
Trong câu kỷ tử có chứa rất nhiều vitamin C, axit amin và beta carotene, những hợp chất này có tác dụng cải thiện sự hiện diện của hắc sắc tố, như thâm nám, vết nhăn, da sạm màu, từ đó giúp cải thiện làn da trở nên mịn màng và sáng hồng. Đặc biệt, nếu da mặt của bạn đang đối diện với tình trạng mụn, bạn có thể uống thêm trà câu kỷ tử để hỗ trợ từ bên trong, giúp cải thiện và giảm nguy cơ mụn tấn công đột ngột.
Trong câu kỳ từ có chứa thành phần vitamin A, giúp cải thiện khả năng tăng cường lưu thông máu trên cơ thể và da đầu, từ đó hỗ trợ kích thích mọc tóc, kèm theo đó là ngăn ngừa các tình trạng tóc gãy, tóc rụng, tóc yếu. Ngoài ra, trong quả kỷ tử cũng rất giàu vitamin C, giúp hấp thu sắt, một yếu tố cần thiết cho sự phát triển của tóc, giúp tóc nhanh dài.
Cải thiện sức khỏe của phổi
Hiện nay có nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng câu kỷ tử liên tục trong 4 tuần sẽ giúp giảm các triệu chứng viêm ở phổi, đồng thời tăng hoạt động của bạch cầu nhằm chống lại các bệnh về phổi như hen suyễn, cúm,...
Điều chỉnh huyết áp
Hợp chất polysacarit trong quả kỷ tử có khả năng điều chỉnh và chống tăng huyết áp.
Bài thuốc chữa bệnh với kỳ tử
Câu kỳ tử là vị thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây ONPLAZA đã tổng hợp những bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc này, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.
Bài thuốc 1. Trị da dẻ sần sùi, nám da
- Đơn thuốc: câu kỳ tử 10kg, sinh địa 3kg
- Cách dùng, liều dùng: Đem hai vị thuốc trên tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng một muỗng bột uống kèm với một ly nước ấm. Một ngày uống 3 lần.
Bài thuốc 2: Trị chảy nước mắt do can hư
- Đơn thuốc: câu kỷ tử 960 gam
- Cách dùng, liều dùng: câu kỷ tử cho vào túi vải và đem ngâm rượu, đậy kín, ủ kỹ trong vòng 21 ngày. Sau đó có thể mang ra sử dụng. Mỗi lần sử dụng một chén nhỏ.
Bài thuốc 3: Trị mắt sinh mộng thịt, đau mắt đỏ
- Đơn thuốc: câu kỷ tử
- Cách dùng, liều dùng: câu kỷ tử giã lấy nước, sau đó chấm nước lên khóe mắt. Mỗi ngày thực hiện từ 3 - 4 lần để bệnh nhanh khỏi.
Bài thuốc 4: câu kỷ tử giúp trị ra mồ hôi trộm, can thận âm hư, mắt mờ, sốt về chiều
- Đơn thuốc: thục địa 16 gam, câu kỷ tử 12 gam, cúc hoa 12 gam, Sơn dược 8 gam, phục linh 6 gam, đơn bì 6 gam
- Dùng phải liều dùng: tán tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn và làm hoàn. Mỗi lần sử dụng 12 gam, chia làm 2 lần uống và uống kèm với nước muối nhạt. Hoặc cũng có thể dùng sắc nước, pha trà uống.
Bài thuốc 5: câu kỷ tử trị chứng suy nhược cơ thể vào mùa hè
- Đơn thuốc: câu kỷ tử, ngũ vị tử, mỗi vị một lượng bằng nhau
- Cách dùng, liều dùng: đem hãm 2 nguyên liệu trên với nước sôi và uống thay trà.
Bài thuốc 6: câu kỳ tử trị bệnh xơ gan do âm hư và viêm gan mạn tính
- Đơn thuốc: kỷ tử 12 - 24 gam, mạch môn 12 gam, đương quy 12 gam, bắc sa sâm 12 gam, sinh địa 24 - 40 gam, xuyên luyện tử 6 gam
- Cách dùng, liều dùng: sắc uống
Bài thuốc 7: Trị đau lưng mỏi gối, thận hư, di tinh và huyết trắng ra nhiều
- Đơn thuốc: câu kỳ tử 160 gam, Sơn dược (sao) 160 gam, Sơn thù nhục 160 gam, thỏ ty tử 160 gam, lộc giao (sao) 160 gam, quy bản (sao) 160 gam, ngưu tất 120 gam, thục địa 320 gam
- Cách dùng, liều dùng: tán thành bột mịn rồi làm hoàn. Mỗi lần sử dụng từ 12 - 16 gam bột, ngày uống từ 2 - 3 lần.
Bài thuốc 8: Trị chứng suy giảm thị lực, hoa mắt, cườm mắt tuổi già và đục thuỷ tinh thể
- Đơn thuốc: câu kỷ tử 80 gam, đơn bì 80 gam, phục linh 80 gam, cúc hoa 120 gam, Sơn dược 160 gam, sơn thù 160 gam, thục địa 320 gam
- Cách dùng, liều dùng: tán các nguyên liệu trên thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng từ 10 - 12 gam bột và chia làm 2 - 3 lần uống/ ngày.
Bài thuốc 9: Tăng chất lượng tinh trùng, sinh tinh, thận hư
- Đơn thuốc: câu kỷ tử 50 gam, quy đầu 50 gam, sinh địa 50 gam, hắc táo nhân 40 gam, dâm dương hoắc 50 gam, cam cúc hoa 30 gam, Bắc kỳ 50 gam, đỗ Trọng 50 gam, phòng đảng sâm 50 gam, cốt toái bổ 40 gam, nhân sâm 40 gam, xuyên tục đoạn 40 gam, đan sâm 40 gam, lộc giác giao 40 gam, đại táo 30 quả, lộc nhung 20 gam, trần bì 20 gam.
- Cách dùng, liều dùng: Sắc nước uống.
Bài thuốc 10: Trị dạ dày viêm teo mãn tính
- Đơn thuốc: hạt câu kỷ tử
- Cách dùng, liều dùng: câu kỳ tử sao khô, giã nát. Mỗi lần sử dụng 20 gam, uống khi bụng đói. Duy trì liệu trình 2 tháng để cải thiện bệnh.
Lưu ý: trong thời gian điều trị ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc khác.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng kỷ tử
Câu kỷ tử mặc dù là vị thuốc nam có nhiều công dụng chữa bệnh, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách và đúng liều lượng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Bởi vậy khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, vì có thể gây sảy thai
- Không sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú, vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng bài tiết sữa.
- Người có tỳ vị yếu, tiêu chảy kéo dài cũng không nên sử dụng câu kỷ tử
- Trẻ em trên 36 tháng có thể sử dụng câu kỷ tử, tuy nhiên cần điều chỉnh liều lượng và cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ có chuyên môn.
- Nếu đang điều trị bệnh với các loại thuốc khác, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng câu kỷ tử để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.
Địa chỉ mua và Giá bán câu kỷ tử
Hiện nay trên thị trường giá bán câu kỳ tử có mức giao động từ 320.000 đồng - 400.000 đồng/kg. Nhu cầu sử dụng câu kỷ tử hiện nay rất cao, do đó không thể tránh được những cơ sở bán hàng kém chất lượng, do đó để đảm bảo mua được thuốc chất lượng, bạn nên mua tại những cửa hàng, đại lý có nguồn gốc rõ ràng, uy tín.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin về vị thuốc câu kỳ tử, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, do đó khi có ý định sử dụng thuốc bạn cần tham khảo ý kiến từ thầy thuốc và các bác sĩ có chuyên môn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn và sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn hơn.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm