Liên kiều là gì? Tác dụng - Cách dùng - Lưu ý - Địa chỉ mua

- Dược liệu
Liên kiều là gì? Tác dụng - Cách dùng - Lưu ý - Địa chỉ mua

Liên kiều là một trong những vị thuốc nam quý, có tác dụng giúp giải độc thanh nhiệt, tiêu viêm, tan mủ. Ngoài ra, vị thuốc này còn giúp chữa mụn nhọt, viêm cầu thận, lao hạch và sưng vú,... Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về vị thuốc liên kiều này.

Cây liên kiều
Hình ảnh cây dược liệu liên kiều

Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Hạn liên tử, liên kiều xác, thanh kiều, đới tâm liên kiều, trúc căn, hoàng thọ đan, không kiều,…
  • Tên khoa học: Forsythia suspensa Vahl
  • Họ: Nhài (Oleaceae)

Phân loại khoa học:

  • Giới (regnum): Plantae
  • Bộ (ordo): Lamiales
  • Họ (familia): Oleaceae
  • Chi (genus): Forsythia
  • Loài (species): F. suspensa

Mô tả dược liệu

Đặc điểm thực vật

Liên kiều là cây bụi, có chiều cao trung bình từ 2 - 4m. Cành non của Liên kiều khi nhìn vào sẽ thấy có 4 cạnh với nhiều đốt, ở giữa các đốt thân rỗng bì không rõ.

Lá liên kiều là lá đơn, mọc đối nhau hoặc cũng có khi mọc thành vòng 3 lá với phần cuống lá dài từ 0,8 - 2cm. Phiến lá có hình trứng dài từ 3 - 7cm và rộng khoảng 2 - 4cm. Chất lá liên kiều hơi dày và phần mép lá có răng cưa nhưng không đều nhau.

Hoa liên kiều có màu vàng tươi, có phần đài và tràng hình ống, nhuỵ hoa có 2 núm. Mùa hoa liên kiều thường rơi vào từ tháng 3 - tháng 5.

Quả liên kiều có hình trứng dài từ 0,5 - 2cm và rộng khoảng 0,5 - 1cm. Phía trên của quả có cạnh lồi và phần đầu nhọn. Khi quả chín sẽ mở ra giống như mỏ chim, phía dưới có thể có cuống hoặc chỉ còn lại sẹo. Vỏ ngoài của quả liên kiều có màu nâu, bên trong có nhiều hạt, tuy nhiên phần lớn hạt sẽ rơi rụng và chỉ còn lại 1 ít.  Mùa quả liên kiều rơi vào tháng 7 - tháng 8.

Quả liên kiều
Quả liên kiều được sử dụng để làm thuốc

Bộ phận dùng

Quả chín khô của cây liên kiều thường được sử dụng để làm thuốc

Phân bố

Liên kiều được trồng chủ yếu ở Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Sơn Tây, Cam Túc. Ngoài ra loại dược liệu này còn được tìm thấy ở Nhật Bản.

Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa thể trồng được cây liên kiều mà phải nhập khẩu từ Trung Quốc về để sử dụng làm thuốc.

Thu hái và sơ chế

Thu hái: Đối với quả xanh của cây liên kiều thường được thu hái vào khoảng tháng 8 - tháng 9. Còn với quả già thường thu hoạch vào tháng 10. 

Sơ chế: Khi sơ chế quả xanh, cần nhúng vào nước sôi, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô để dùng dần. Còn đối với quả già thì chỉ cần đem phơi khô rồi bảo quản dùng dần.

Quả chín khô của cây liên kiều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh

Bảo quản

Nên bảo quản dược liệu liên kiều trong túi hoặc bình kín và để ở những nơi thoáng đãng, tránh ẩm thấp. 

Thành phần hóa học

Trong quả liên kiều có chứa những thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người như:

  • Forsythin
  • Philly Genin
  • Oleanolic acid
  • Matairesinoside
  • Rutin
  • Betulinic acid
  • Salidroside
  • Corner Side
  • Pinoresinol
  • Reng Oxide

Vị thuốc liên kiều

Tính vị

Liên kiều là vị thuốc có vị đắng, tính mát và không chứa độc

Quy kinh

  • Theo Thang Dịch Bản Thảo: Quy vào 2 kinh Thận và Vị
  • Theo Dược Phẩm Hóa Nghĩa: Quy vào kinh Phế.
  • Theo Tăng Đính Trị Liệu Hội Nghĩa: Quy vào kinh Thận.
  • Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Quy vào kinh Tâm, Đởm, Phế, Đại trường, Tam tiêu
  • Theo Trung Dược Học: Tâm, Can, Bàng Quang.

Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền, tác dụng của liên kiều như sau:

  • Theo Dược Tính Luận: trừ nhiệt ở tâm và thông lợi ngũ lâm.
  • Theo Trung Dược Học: giải phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc.
  • Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: thanh nhiệt giải độc, tan mủ, tiêu viêm.
  • Theo Trung Dược Đại Từ Điển: ôn nhiệt, ban chẩn, ung nhọt thủng độc, tiểu buốt, tiểu bí, lao hạch.

Theo y học hiện đại, công dụng của liên kiều như sau:

  • Tác dụng kháng khuẩn: ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, ho gà, bạch hầu, thương hàn, lao,...
  • Bảo vệ gan, giải nhiệt, lợi tiểu, cầm nôn, hỗ trợ sức khỏe tim mạch
  • Tác của của liên kiều trong chống viêm
  • Ngoài ra, dược liệu liên kiều còn giúp hạ huyết áp, tăng lưu lượng tuần hoàn, cải thiện vi tuần hoàn, làm giãn mạch,...

Vị thuốc liên kiều

Cách dùng – liều lượng

Cách dùng: dùng liên kiều ở dạng thuốc sắc hoặc tán bột mịn và phối với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh

Liều dùng: khuyến cáo sử dụng từ 6 - 12g/ngày. 

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu liên kiều

Sau đây là một số bài thuốc rất quen thuộc có sử dụng dược liệu liên kiều mà ONPLAZA đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn.

Bài thuốc 1. Liên kiều trị lao lịch, lao hạch không tiêu

  • Đơn thuốc: 12 gam liên kiều, 12 gam huyền sâm, 12 gam hạ khô thảo, 20 gam mẫu lệ
  • Cách dùng, liều dùng: sắc các vị thuốc trên với 500ml nước, đến khi còn 150ml thì ngừng sắc. Uống thuốc khi còn ấm. 

Bài thuốc 2. Liên kiều chữa viêm amidan, viêm họng

  • Đơn thuốc: liên kiều, huyền sâm, thạch hộc, kinh giới, ngưu bàng tử, hạ khô thảo mỗi vị 12 gam, chi tử, bạc hà, đơn bì mỗi vị 8 gam
  • Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày 1 thang thuốc. Uống thay nước lọc hằng ngày. 

Bài thuốc 3. Liên kiều trị mụn nhọt

  • Đơn thuốc: liên kiều, kim ngân hoa, bồ công anh, cúc hoa dại, mỗi vị 12 gam
  • Cách dùng, liều dùng: sắc uống với trường hợp bệnh nhẹ. Giã nát các vị thuốc rồi đắp lên vùng da bị mụn nhọt với trường hợp bệnh nặng. 

Bài thuốc 4. Liên kiều chữa lao thận, viêm cầu thận

  • Đơn thuốc: 30 gam liên kiều
  • Cách dùng, liều dùng: sắc thuốc với 300ml nước đến khi còn 150ml thì ngừng sắc. Chia nước thuốc 3 lần/ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc. Duy trì liệu trình từ 5 - 10 ngày để cải thiện bệnh. 

Bài thuốc 5. Liên kiều trị nhiệt ở trẻ nhỏ

  • Đơn thuốc: liên kiều, phòng phong, sơn chi tử, chích thảo, mỗi vị 12 gam
  • Cách dùng, liều dùng: tán các vị thuốc trên thành bột mịn. Dùng 8gam/ngày, khuấy với nước ấm rồi uống trực tiếp. 

Bài thuốc 6. Liên kiều chữa sưng vú có hạch

  • Đơn thuốc: liên kiều 16 gam, bồ công anh 12 gam
  • Cách dùng, liều dùng: sắc thuốc với 500ml nước trên lửa nhỏ. Đến khi còn 200ml nước thì ngừng sắc. Chia 3 lần uống/ngày. Uống khi còn ấm. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc. 

Bài thuốc 7. Liên kiều trị cảm, sốt

  • Đơn thuốc: liên kiều 40 gam, kim ngân hoa 30 gam, cát cánh 24 gam, bạc hà 24 gam, ngưu bàng tử 24 gam, đạm đậu xị 20 gam, trúc diệp 16 gam, kinh giới tuệ 16 gam
  • Cách dùng, liều dùng: tán bột mịn rồi làm viên hoàn, mỗi viên có kích thước bằng hạt đậu xanh. Mỗi ngày uống từ 12 - 24 gam, chia làm 1 - 2 lần uống. 

Bài thuốc 8. Liên kiều chữa mẩn ngứa, dị ứng

  • Đơn thuốc: 20 gam kim ngân hoa, 10 gam liên kiều, 10 gam huyền sâm, 8 gam mạch môn, 8 gam sinh địa, 8 gam hoàng đằng, 6 gam thổ phục linh, 6 gam quyết minh tử
  • Cách dùng, liều dùng: sắc thuốc với 800ml nước trên lửa nhỏ, đến khi còn 200ml nước thì ngừng sắc. Chia nước thuốc làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc. 

Bài thuốc 9. Liên kiều trị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu

  • Đơn thuốc: liên kiều 30 gam
  • Cách dùng, liều dùng: sắc thuốc với 600ml nước trên lửa nhỏ, đến khi còn 150ml nước thì ngừng sắc. Chia nước thuốc làm 3 lần uống trong ngày. Lưu ý: uống thuốc trước bữa ăn khi còn nóng. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc

Bài thuốc 10. Liên kiều chữa hạc tất phong, đầu gối sưng đau

  • Đơn thuốc: liên kiều, phòng phong, tang phiêu tiêu, kinh giới, đương quy mỗi vị 9 gam, ba kích 15 gam, ngưu tất, xuyên khung mỗi vị 4,5 gam, thông bạch 10cm
  • Cách dùng, liều dùng: sắc thuốc với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong 15 phút. Chia nước thuốc uống nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày chỉ sắc 1 thang thuốc. 

Những lưu ý khi sử dụng liên kiều để chữa bệnh

Sử dụng liên kiều chữa bệnh cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Theo Trung Dược Học: không dùng liên kiều nếu có khí hư kèm theo các chứng tiêu chảy, tỳ hư, sốt hay mụn nhọt thể âm hoặc đã vỡ,...
  • Theo Dược Phẩm Vậng Yếu: không dùng vị thuốc liên kiều trong trường hợp ung nhọt đã vỡ mủ, tỳ vị hư yếu, phân lỏng, hỏa nhiệt thuộc hư,...

Trên đây ONPLAZA đã chia sẻ đến bạn những thông tin về vị thuốc liên kiều với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên thận trọng khi có ý định sử dụng thuốc. Đồng thời nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn để tránh những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khoẻ.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Liên kiều là gì? Tác dụng - Cách dùng - Lưu ý - Địa chỉ mua

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.28660 sec| 1644.344 kb