Kê cốt thảo - tác dụng quý nhất cần phải kể đến của vị thuốc này là giúp điều trị các bệnh về gan, nhất là những bệnh về xơ gan cổ trướng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vị dược liệu này nhé!
GIỚI THIỆU
Cây kê cố thảo là gì?
- Tên gọi khác: Cường thảo mềm, Cườm thảo mềm,…
- Tên khoa học: Abrus pulchellus Wall
- Tên tiếng trung: 鸡骨草
- Họ: Thuộc họ Đậu (Fabaceae)
Kê cốt thảo là một loại cây dây leo thân gỗ, có chiều dài trung bình khoảng chừng 60cm. Thân cây có hình tròn, phần lông mềm màu nâu vàng. Đường kính mỗi thân cây khoảng 10-12mm, phần lá của cây kê cốt thảo dài từ 7-12mm, chiều rộng từ 3-5mm. Lá bao gồm 7-12 cặp lá chét nhỏ, dạng hình tim, phần trên mặt lá có lông tơ mịn màu xám.
Kê cốt thảo thường ra hoa vào mùa hè Hoa kê cốt thảo dài khoảng 6mm, màu tím hồng nhạt, chủ yếu mọc thành chụm dài, độ dài từ 2-6cm, mọc tại đầu cành hoặc nách lá. Quả cây kê cốt thảo chứa 4-5 hạt, dài khoảng 3cm, hình hạt đậu, bóng, có màu nâu đen hoặc màu vàng nhạt.
Phân bố
Cây kê cốt thảo có thể tìm thấy tại nhiều vùng đất có độ cao từ 500m trở lên, dọc ở đường hoặc gần những khu dân cư. Tại Việt Nam, kê cốt thảo xuất hiện khá nhiều tại những vùng, tỉnh thành có nhiều đồi núi, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên như Gia Lai, Buôn Mê Thuột, Đắc Lắk… Ngoài ra, dược liệu này cũng có thể xuất hiện ở một số nước khác trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc.
Bộ phận dùng
Toàn bộ dược liệu cây kê cốt thảo (Herba Abri Cantoniensis) đều có thể sử dụng để làm dược phẩm, bào chế thành thuốc chữa bệnh, bao gồm cả lá, thân và rễ.
Thu hái, chế biến và bảo quản
– Thu hái: Cây kê cốt thảo được thu hái quanh năm.
– Chế biến: Sau khi thu hoạch xong thì mang rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ đất cát, bụi bẩn và một số tạp chất. Sau đó, cắt cây kê cốt thảo thành từng đoạn nhỏ, chiều dài khoảng từ 3-4cm mang phơi hoặc sấy khô.
– Cách bảo quản: Bảo trong tại nơi thoáng mát, trong nhiệt độ phòng. Tốt nhất nên cất trữ trong bao bì để sử dụng lâu dài, thỉnh thoảng mang ra phơi để tránh ẩm mốc.
Thành phần kê cốt thảo
Hiện nay, chưa có tài liệu nào nói về thành phần của cây kê cốt thảo.
TÁC DỤNG CÂY KÊ CỐT THẢO
Một số tài liệu Đông Y cổ truyền đã ghi nhận, kê cốt thảo là dược liệu có vị ngọt, nhạt, tính mát, đi vào kinh Can, tác dụng giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan rất hiệu quả.
Dưới đây là một số tác dụng điểm hình của cây kê cốt thảo:
- Hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng.
- Hỗ trợ chữa trị một số bệnh về gan khác như: viêm gan cấp, suy giảm chức năng gan, viêm gan mạn, xơ gan.
- Hỗ trợ chữa trị hạch ở cổ, ung nhọt.
- Hỗ trợ làm giảm các chứng vàng mắt, vàng da.
- Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể.
- Hỗ trợ trị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó.
- Hỗ trợ làm giảm nóng sốt vào mùa hè. …
LIỀU DÙNG, KIÊNG KỴ
– Liều dùng: Dùng mỗi ngày 30-60g ở dạng thuốc sắc hoặc kết hợp cùng với một số loại thảo dược khác.
– Kiêng kỵ: Người Tỳ vị hư hàn, ngoại cảm, sợ lạnh thì không nên dùng.
*** Lưu ý: Đây không phải là liều dùng cố định, liều lượng có thể thay đổi tùy theo từng độ tuổi, đối tượng, bệnh tật và cơ thể.
BÀI THUỐC VỚI KÊ CỐT THẢO
Kê cốt thảo là dược liệu mang đến nhiều công dụng hiệu quả đối với việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, thận. Sau đây là một số cách dùng kê cốt thảo mang đến tác dụng điều trị bệnh hiệu quả cho người dùng.
3.1. Dùng kê cốt thảo hỗ trợ chữa các bệnh về đường tiết niệu
– Đối với bệnh đường tiết niệu, đi tiểu ra máu: Dùng 15g cây chó đẻ răng cưa, 30g cây kê cốt thảo, 10g bòng bong. Nấu tất cả các vị này uống nước hàng ngày.
– Đối với bệnh sỏi tiết niệu: Dùng mỗi vị 16g cốt thảo mềm, kim tiền thảo, quả dứa dại, 14g tỳ giả. Mỗi ngày sắc lấy 1 thang nước ,uống 2 lần mỗi ngày, uống liên tục trong khoảng 20-30 ngày.
– Đối với bệnh đại tiện không thông, tiểu ít, tiểu vàng đường đỏ: 20g nhân trần, mỗi vị 8g đại hoàng và chi tử, 16g kê cốt thảo. Sắc tất cả những vị này cùng nhau, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống mang tác dụng thanh nhiệt, thái hoàng, lợi thấp.
3.2. Dùng kê cốt thảo để trị ung thư, tẩy độc
Dùng mỗi vị 6 nắm kê cốt thảo, cường mềm thảo, hà cô thảo, bán chi liên, hồng táo, 12 nắm bạch hoa xà. Thực hiện như sau:
- Rửa sạch tất cả các vị thuốc rồi cho chung vào trong nồi lớn.
- Đổ nước cho đầy nồi (nồi khoảng tầm 4 lít nước), có thể thay đổi tùy theo thể trạng bệnh. Nấu trong khoảng 4 giờ, giờ thứ nhất phải nấu sôi thật kỹ để tiêu diệt các vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại.
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 600ml, không cần kiêng cữ khi sử dụng.
*** Lưu ý:
- Nếu đang uống thuốc tây thì nên cách nhau 2 giờ.
- Thời điểm phù hợp nhất là lúc lưng bụng.
- Uống liên tục trong 6 tháng để mang đến hiệu quả.
- Trong thời gian dùng thuốc nên tránh các loại thức ăn như mắm sống, ruốc sống, khuyến khích ăn các loại thức ăn đã được nấu chín.
3.3. Dùng kê cốt thảo hạch kết, ung nhọt ở cổ
Dùng 30g mỗi loại kê cốt thảo, bạch hoa xà, bán chi liên, 20g bồ công anh, 16g hạ khô thảo, 4g cam thảo, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
3.4. Dùng kê cốt thảo trị vàng da
Dùng 8 quả chà là đỏ, 30gram kê cốt thảo. Mang cả hai nguyên liệu này nấu cùng 750ml nước, tiến hành thực hiện sắc cô đặc lại đến khi chỉ còn phân nửa nước, chia uống làm 2-3 phần nhỏ, uống hết trong ngày.
3.5. Hầm kê cốt thảo cùng canh thịt thỏ để giúp trị các bệnh về gan
Sử dụng 50g kê cốt thảo, 200g thịt thỏ, 50g thịt nạc, 10g táo tạo, 10g gừng tươi. Thực hiện như sau:
- Thịt nạc thái từng miếng, chặt nhỏ thịt thỏ.
- Kê cường thảo ngâm trong nước nóng, thái thành từng đoạn, rửa sạch gừng thái lát.
- Cho thịt thỏ và thịt nạc vào nước sôi trần sơ, vớt ra rồi rửa sạch. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu này vào trong nồi hầm khoảng 2 tiếng, nêm gia vị vừa ăn.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG KÊ CỐT THẢO LÀM DƯỢC LIỆU
Mặc dù mang đến nhiều hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhưng khi sử dụng kê cốt thảo cũng cần phải thật lưu ý đến những vấn đề sau:
- Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với những thành phần có trong kê cốt thảo không nên sử dụng.
- Người bị ngoại cảm sợ lạnh, tỳ vị hư hàn không nên dùng.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Trên đây là những thông tin liên quan đến kê cốt thảo và những công dụng của loại dược liệu này. Trước khi sử dụng, bạn nên có sự tham vấn ý kiến chuyên môn từ các chuyên gia để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm