Trong bài viết dưới đây ONPLAZA xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về vị thuốc lá sen, gồm tác dụng, cách dùng, liều dùng hiệu quả để chữa bệnh.
MÔ TẢ
- Lá sen còn có tên gọi khác là Hà diệp, liên diệp. Có tên khoa học: Folium nelumbinis. Thuộc Họ: Sen (Nelumbonaceae).
- Lá sen là bộ phận của cây sen, thường mọc lên khỏi mặt nước. Lá có phần cuống dài, bao phủ cuống bởi lớp gai nhỏ. Phiến lá to, rộng, có đường kính khoảng 60 - 70cm, tùy thuộc vào thổ nhưỡng. Mặt trên của lá có màu lục tro, hơi nhám. Mặt dưới của lá có màu nâu nhạt, nhẵn bóng, với gân nổi gờ lên. Lá sen giòn, dễ vụn nát và có mùi thơm dễ chịu.
- Ở Việt Nam, cây sen có thể được tìm thấy ở khắp nơi, tập trung trồng phổ biến ở các tỉnh Tây Nam Bộ.
- Lá sen được thu hái quanh năm, cho chất lượng làm thuốc tốt nhất là vào tháng 7 – 9. Ngoài ra, theo nhiều tài liệu Đông y cho rằng, thời điểm lý tưởng thu hoạch lá sen tốt nhất là khi cây bắt đầu nở hoa.
- Sau khi thu hoạch lá, cắt phần cuống lá và rửa sạch lá. Sau đó đem phơi dưới nắng cho héo rồi gấp thành hình bán nguyệt, tiếp tục phơi cho đến khi lá khô hẳn thì đem bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để dùng dần.
LÁ SEN CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Theo y học cổ truyền, lá sen có vị đắng, hơi chát, có mùi thơm nhẹ đặc trưng, tính bình và không có độc. Quy vào các kinh Tỳ, Can, Thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, lợi thấp, cầm máu,...
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu y học hiện đại, trong lá sen có chứa nhiều hoạt chất và các chất chống oxy hóa mạnh, có lợi cho sức khỏe và có tác dụng chữa bệnh như: Tannin, Flavonoid, Alkaloid, Quercetin, Isoquercetin,…cùng các hoạt chất khác. Các hoạt chất này cho khả năng ức chế đồng thời ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các gốc tự do gây bệnh, giúp ngừa ung thư, chống oxy hóa, cũng như các bệnh liên quan đến tim mạch khác.
Trong lá sen có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho việc chữa bệnh, mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh đáng kể. Cụ thể:
Tác dụng chữa mất nước
Biểu hiện mất nước ở cơ thể người thường xảy ra phổ biến ở những người bị tiêu chảy. Do đó, để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng phần lá sen non, loại lá cuộn lại còn chưa mở ra, đem rửa sạch, để ráo. Sau đó, đem lá xay nhuyễn hoặc ép, rồi chắt lấy nước uống. Uống nhiều lần trong ngày để nhanh chóng cải thiện tình trạng mất nước.
Ngoài ra, bạn có thể thái nhỏ lá sen, rồi trộn với các loại rau ăn sống hằng ngày cũng rất tốt.
Hỗ trợ giảm rối loạn mỡ máu
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lá sen giúp kích thích quá trình đào thải độc tố trong cơ thể, giúp giảm lượng mỡ thừa trong máu, có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng bệnh rối loạn mỡ máu hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng lá sen theo cách sau:
- Chuẩn bị: 660g lá sen khô, 60g lá trà, 15g vỏ quất, 15g hoa sinh diệp, 10g sinh ý mễ, 10g sơn tra sống.
- Cách dùng, liều dùng: tán các dược liệu trên thành bột mịn. Mỗi ngày uống từ 3 - 4 gam bột với nước sôi, có thể pha thành trà để uống hằng ngày.
Tác dụng chữa mất ngủ
Có thể bạn đã quá quen thuộc với cách chữa mất ngủ bằng tâm sen. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, lá sen cũng có thể chữa mất ngủ. Chỉ cần thực hiện uống đúng cách sẽ giúp mang lại cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Cách thực hiện: 30g lá sen tươi, đem rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, thái nhỏ và phơi khô lá sen, rồi sắc nước uống, hoặc hãm nước sôi làm trà để uống.
Chữa sốt xuất huyết
Đối với những trường hợp sốt xuất huyết mới khởi phát, với triệu chứng: đau đầu, ho, sốt cao nhưng không ra mồ hôi hoặc ra ít, khát nước, nổi ban dưới da,...bạn có thể sử dụng lá sen để chữa bệnh.
Cách thực hiện: chuẩn bị 40 gam lá sen, 40 gam cỏ nhọ nồi hoặc ngó sen, 30 gam rau má, 20 gam hạt mã đề, 12 gam rau sam, 12 gam lá dành dành. Đem tất cả dược liệu sắc với nước uống. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc.
Chữa đau mắt
Kiên trì uống nước lá sen giúp cải thiện tình trạng đau mắt, đồng thời, giúp mắt khỏe và sáng hơn.
Cách thực hiện: 10 gam lá sen, 10 gam hoa hòe, 4 gam cúc hoa vàng. Sắc uống hằng ngày để cải thiện bệnh.
Trị mụn nhọt
Trong thành phần lá sen có các hoạt chất chống oxy hóa mạnh, giúp làm lành các vết thương nhanh chóng, đặc biệt có tác dụng trị mụn nhọt.
Cách thực hiện: sử dụng phần cuống của lá sen đem sắc đặc. Dùng nước này rửa lên vùng da bị nổi mụn nhọt từ 1 - 2 lần/ngày. Kiên trì thực hiện để mụn nhanh xẹp và khỏi hẳn.
Hỗ trợ chữa di tinh
Chứng bệnh di tinh khiến nam giới gặp nhiều khó khăn và rắc rối. Bởi vậy, nếu bạn đang mắc phải chứng bệnh này hãy sử dụng lá sen để chữa bệnh.
Cách thực hiện: dùng lá sen khô, đem tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 5 gam bột pha với nước sôi. Để mang lại hiệu quả chữa bệnh, bạn nên duy trì uống đủ 2 lần sáng - tối.
Giúp giảm béo, giữ dáng, ngăn ngừa béo phì
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá sen có khả năng gây ức chế và ngăn chặn sự hình thành của chất béo thông qua quá trình trao đổi chất. Bởi vậy, lá sen ngày nay được sử dụng nhiều cho những người có cơ địa dễ tăng cân, giúp giảm cân, giữ dáng và đặc biệt ngăn ngừa béo phì,...
Cách thực hiện: 60 gam lá sen khô, 5 gam vỏ quýt, 10 gam hạt ý dĩ, 10gam quả sơn tra tươi. Bạn đem nghiền nát các vị thuốc trên. Pha trà uống hằng ngày. Khuyến khích nên uống liên tục trong vòng 100 ngày.
Giúp làm đẹp da
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, họ thường sử dụng lá sen tươi nấu nước rửa mặt giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn, tế bào chết, đồng thời, dưỡng da đẹp hơn, khỏe hơn. Đặc biệt, lá sen còn giúp điều tiết khí huyết, giúp lưu thông máu huyết, giúp da mịn màng, hồng hào, sáng khỏe hơn.
UỐNG NƯỚC LÁ SEN ĐÚNG CÁCH
Trà lá sen
Sử dụng lá sen tươi, hoặc lá sen khô đều được. Lấy lá sen thái nhỏ cho vào ấm nước đun sôi dùng uống hàng ngày hoặc có thể cho lá sen vào ly (tách) hãm với nước sôi để uống. Thêm một chút quế, vài cánh hoa hồng hoặc đường vào pha cùng để có vị thơm dễ chịu, dễ uống.
Hiện nay, trên thị trường có một số sản phẩm trà lá sen sẵn tiện dụng, chỉ cần mua về pha hoặc đun với nước sôi, các bạn cũng có thể tham khảo các sản phẩm này để sử dụng cho tiện.
Cháo lá sen
Đun lá sen lấy nước và kết hợp gạo tẻ 100g, đem nấu cháo dùng với đường trắng, cũng có thể cho thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Trước khi nấu hãy ngâm lá sen cho mềm (có thể dùng lá sen tươi).
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LÁ SEN
Lá sen có nhiều công dụng chữa bệnh, tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng sẽ gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, Vì vậy, một số lưu ý khi sử dụng lá sen dưới đây bạn cần ghi nhớ:
- Cần phân biệt lá sen ta và lá sen quỳ. Vì lá sen quỳ cho hiệu quả sử dụng kém
- Người có thể hàn không nên uống nước lá sen, tránh gây mệt mỏi, tim đập nhanh, giảm trí nhớ,...
- Không sử dụng các bài thuốc từ lá sen cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú và đang trong giai đoạn kinh nguyệt
- Không kết hợp uống lá sen với các sản phẩm giảm cân khác
- Không dùng trà lá sen cho người có huyết áp thấp
- Uống trà lá sen trước hoặc sau ăn 30 phút để tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày.
- Phụ nữ đang bị "đèn đỏ" tuyệt đối không được uống nước lá sensen
Những thông tin về vị thuốc lá sen trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn sử dụng lá sen, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về cách sử dụng, liều dùng cũng như bài thuốc nào là phù hợp cho tình trạng của bản thân để đạt được hiệu quả trị bệnh tối ưu nhất.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm