Thiên Trúc Hoàng – công dụng, liều dùng và bài thuốc chữa bệnh

- Dược liệu
Thiên Trúc Hoàng – công dụng, liều dùng và bài thuốc chữa bệnh

Thiên Trúc hoàng là một trong những vị thuốc quý của đông y, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc giúp an thần, định tâm, thanh nhiệt trừ đàm,…

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về vị thuốc Thiên Trúc hoàng gồm công dụng, liều dùng và các bài thuốc chữa bệnh liên quan.

Cây chó đẻ là một trong những vị thuốc quý và được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc đông y, Tìm hiểu thêm vị thuốc này : Cây chó đẻ (Diệp hạ châu): Hình ảnh, cách dùng và tác dụng

Thiên Trúc Hoàng

Hình ảnh của thiên trúc hoàng

Tên gọi, phân nhóm

– Tên thường gọi: Cây Thiên trúc hoàng còn được biết đến với cái tên trúc cao, phấn nứa, trúc hoàng phấn, – Tên khoa học: Concretin silicea Bambusa hay Tabashir.

– Họ khoa học: thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

Mô tả thiên trúc hoàng

1. Đặc điểm sinh thái của cây thiên trúc hoàng

Thiên Trúc hoàng có chiều cao từ 9 – 10m, thân rất thẳng, lóng dài khoảng 40 – 60cm, rộng từ 5 – 6cm. Thân cây lúc non có phấn trắng thịt mỏng, mo có lõng nằm, màu nâu sậm ở mặt ngoài, tai (lưỡi) thấp.

Lá thiên trúc hoàng có phiến thon, gốc nhọn, dài khoảng 10 – 25cm, rộng từ 1,5 – 2,5cm. Mặt dưới của lá có màu trắng, gân phụ 5-6 mỗi bên. 

Bẹ lá cây Thiên Trúc hoàng có tai thấp, cong và hình bầu dục. Cụm hoa với mỗi mắt mang 10 – 12 nhánh.

Hiện nay cây Thiên Trúc hoàng được trồng để lấy thân như cây trúc ở miền Bắc Việt Nam.

2. Thu hái, sơ chế

Cây thiên Trúc hoàng có thể thu hái quanh năm, nhưng chủ yếu là vào mùa thu đông.

Chủ yếu thu hái những đốt cây nứa bị đốt cháy để sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

3. Mô tả dược liệu thiên trúc hoàng

Dược liệu Thiên Trúc hoàng là do cặn tạo thành gồm những khối có kích thước và hình dáng không đồng nhất, có màu hơi vàng, xanh xám, trắng hoặc trắng xám, bên trong mờ và hơi bóng láng.

4. Thành phần hoá học

Trong dược liệu Thiên Trúc hoàng có chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe của con người như: silic (90,5%), kali hydroxy (1,1%), Fe203 (0,9%), Al2O3 (0,9%). Ngoài ra còn có ít canxi cacbonat.

5. Bảo quản

Nên bảo quản vị thuốc Thiên Trúc hoàng trong lọ kín, để nơi khô ráo và thoáng mát.

Vị thuốc Thiên trúc hoàng

Vị thuốc Thiên trúc hoàng

Vị thuốc Thiên trúc hoàng

1. Tính vị 

Vị thuốc Thiên Trúc hoàng có vị ngọt và tính hàn

2. Quy kinh

Quy vào hai kinh can và tâm.

3. Tác dụng dược lý

Công dụng: Dược liệu Thiên Trúc hoàng giúp thanh nhiệt trừ đàm, an thần, định tâm, đuổi phong nhiệt

Chủ trị:

  • Chữa các bệnh về sốt cao, hôn mê, mê sảng, vật vã
  • Chữa sốt cao, co giật, hôn mê ở trẻ em
  • Chữa viêm phổi khó thở, viêm phế quản, đờm khò khè
  • Thiên trúc hoàng có tác dụng chữa bệnh trúng phong cấm khẩu, bệnh nhiệt hôn mê ở người lớn và chứng kinh giật ở trẻ em.

4. Cách dùng, liều dùng

Cách dùng: có thể sử dụng vị thuốc Thiên Trúc hoàng dưới dạng sắc uống, thuốc bột.

Liều dùng: 3 – 6g dưới dạng thuốc sắc; 1 – 3g dưới dạng thuốc bột.

5. Kiêng kỵ

Thiên Trúc hoàng không sử dụng cho những người không có thực nhiệt. 

Một số bài thuốc chữa bệnh từ thiên trúc hoàng

Bài thuốc 1. Chữa kinh giật, sốt mê man, trúng phong cấm khẩu

  • Đơn thuốc: 2 gam Thiên Trúc hoàng, 1 gam ngưu hoàng, 0,3 gam chu sa
  • Cách dùng, liều dùng: đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng 3g bột. Chia làm 3 lần uống, mỗi lần uống 1 gam bột. Đối với trẻ con, dùng nửa liều hoặc ít hơn hoặc tùy theo tuổi

Bài thuốc 2. Thiên trúc hoàng trừ đờm, cắt cơn hen suyễn

  • Đơn thuốc: Thiên Trúc hoàng, thanh đại mỗi vị 6 gam, Hoàng liên 4 gam, Cương tằm 4 gam, tằm sa (phân tằm) 12 gam, chu sa 2 gam, xạ hương 0,08g
  • Cách dùng, liều dùng: Tán các vị thuốc trên thành bột mịn, sau đó chế với hồ tinh bột để làm hoàn. Mỗi lần uống từ 2 – 4 gam với nước đun sôi.

Bài thuốc 3. Chữa sốt nóng, mê man, nói mê, trẻ em trúng phong (cảm gió), co giật

Bài 1: 

  • Đơn thuốc: Thiên Trúc hoàng, cương tằm, chi tử, uất kim, cam thảo, thuyền thoái, mỗi vị một lượng bằng nhau 
  • Cách dùng, liều dùng: đem tán các vị thuốc trên thành bột mịn. Mỗi lần uống 4 gam với nước đun sôi. Hoặc có thể sắc uống.

Bài 2: 

  • Đơn thuốc: 2 gam Thiên Trúc hoàng, 1 gam ngưu hoàng, 0,3 gam chu sa
  • Cách dùng, liều dùng: tán các vị thuốc trên thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1gam. Trẻ em dùng nửa liều hoặc ít hơn tùy theo tuổi. 

Bài 3: 

  • Đơn thuốc: 40 gam Thiên Trúc hoàng, 40 gam trần bì, 40 gam mộc Hương, 40 gam bán hạ, 40 gam bạch đậu khấu, 40 gam chỉ xác, 40 gan toàn yết, 40 gam bối mẫu, 40 gam trầm Hương, 40 gam Thiên ma, 40 gam cương tằm, 60 gam đơm nam tinh, 60 gam đại hoàng, 24 gam cam thảo, 24 gam câu đằng, 12 gam xạ Hương, 12 gam chu sa, 12 gam ngưu hoàng
  • Cách dùng, liều dùng: tán các vị thuốc trên thành bột mịn rồi làm hoàn. Mỗi viên có kích thước khoảng 0,09 gam. Sau đó lấy bột chu sa bao áo. Trẻ em dưới 1 tuổi mỗi lần uống 1 viên. Trẻ từ 1 – 2 tuổi mỗi lần uống 2 viên. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần để cải thiện bệnh. 

Lưu ý: các bài thuốc chữa bệnh từ thiên trúc hoàng chỉ sử dụng cho người có chứng bệnh thực nhiệt, đàm hoả (sốt cao, đờm nhiều).

Tuy nhiên, các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, do đó bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định từ bác sĩ, thầy thuốc đông y có chuyên môn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Thiên Trúc Hoàng – công dụng, liều dùng và bài thuốc chữa bệnh

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.22661 sec| 1765.57 kb