Cây bọ mẩy – vị thuốc quý của đông y với nhiều công dụng chữa bệnh, điều trị các bệnh về viêm họng, ho, viêm đại tràng mãn tính, bệnh sởi,…đồng thời giúp thanh nhiệt, giải độc gan, thông huyết,….
Phan tả diệp là một trong những vị thuốc của đông y được sử dụng để trị táo bón, giúp nhuận tràng. hãy cùng tìm hiểu thêm loại cây này nhé : Phan tả diệp [tác dụng, cách dùng] trị táo bón, giảm cân hiệu quả
Hình ảnh cây bọ mẩy
Tên gọi, phân nhóm
– Tên gọi khác: cây bọ mẩy trong dân gian còn gọi là cây rau đắng, cây rau đốm, cây bọ nẹt, cây tắc tốm (người Mường), vừa là cây thuốc vừa được sử dụng làm thực phẩm trong các bữa ăn hằng ngày
– Tên khoa học: Clerodendrum cyrtophyllum Turcz
– Họ: Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Đặc điểm của cây bọ mẩy
-
Mô tả cây bọ mẩy
Cây bọ mẩy là cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao không quá 1,5m, được sử dụng để làm thực phẩm trong các bữa ăn hằng ngày, vừa có tác dụng làm thuốc hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả và an toàn.
Cành của cây bọ mẩy có màu xanh, có lớp lông bao quanh khi còn non, về sau chuyển sang màu xanh nhẵn.
Lá cây bọ mẩy có dạng hình trứng hoặc hình bầu dục, thường mọc đối nhau, chiều dài lá không quá 15cm. Phần đầu của lá hơi nhọn, mặt dưới của lá có các đường gân nổi rõ.
Hoa của cây bọ mẩy màu trắng hoặc màu đỏ, thường mọc thành chùm ở đầu cành ngọn cây. Hoa gần giống với hoa của cây đu đủ, chia thành 5 cánh, có nhiều tua nhụy dài. Hoa thường nở từ tháng 6 – tháng 8. Quả của cây bọ mẩy có dạng hình trứng tròn.
-
Bộ phận dùng của cây bọ mẩy
Rễ, ngọn, lá của cây bọ mẩy được sử dụng làm thuốc trong các bài thuốc đông y mang lại hiệu quả chữa bệnh và điều trị cao, an toàn.
-
Cây bọ mẩy phân bố ở đâu?
Cây bọ mẩy thường mọc hoang, được tìm thấy ở một số vùng đồi núi, trung du tại Việt Nam.
Ngoài ra, dược liệu này cũng được phân bố ở một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Triều Tiên,…
-
Thu hái và chế biến
– Thu hái: Cây bọ mẩy có thể được thu hái quanh năm. Lá và ngọn non của cây cho chất lượng tốt nhất vào khoảng tháng 5 – tháng 8. Ngoài ra có thể thu hái phần rễ cây để làm thuốc.
– Chế biến: Đem rửa sạch lá và ngọn non để làm rau ăn hoặc sơ chế làm thuốc chữa bệnh, giúp bồi bổ cơ thể và giải độc rượu hiệu quả. Rễ cây bọ mẩy đem rửa sạch, có thể dùng dạng tươi hoặc dạng khô đều được.
– Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát để dùng dần, đảm bảo hiệu quả chữa bệnh.
-
Thành phần hóa học của cây bọ mẩy
Trong cây bọ mẩy có chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người, bao gồm: chất alcaloid cùng nhiều hợp chất khác, giúp mát gan, thải độc, đồng thời giúp bồi bổ sức khỏe.
Vị thuốc cây bọ mẩy
-
Tính vị
Vị đắng, tính mát
-
Quy kinh
Chưa có nghiên cứu
-
Tác dụng dược lý
Cây bọ mẩy hiện nay được sử dụng chữa bệnh trong phạm vi dân gian, chưa có nhiều nghiên cứu về cây thuốc này. Theo kinh nghiệm dân gian, cây bọ mẩy có một số tác dụng chính sau:
- Lợi tiêu hóa: có thể dùng lá non, tươi của cây bọ mẩy luộc chín hoặc hấp cơm để cải thiện tiêu hóa
- Bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là cho phụ nữ sau sinh: sử dụng rễ cây bọ mẩy nấu nước để uống trong ngày, có tác dụng lọc máu.
- Chữa ghẻ ngứa ngoài da: sử dụng lá của cây bọ mẩy nấu nước tắm hằng ngày cho đến khi khỏi bệnh
- Ngoài ra, tác dụng của cây bọ mẩy giúp mát gan, giải độc, giảm mụn nhọt, viêm đại tràng mãn tính, kiết lỵ, chữa viêm amidan, viêm hầu họng, viêm phổi, viêm tuyến nước bọt, cảm cúm, sốt ho, răng lợi xuất huyết,…
Cách dùng, liều dùng
– Cách dùng: có thể sử dụng vị thuốc cây bọ mẩy dưới dạng thuốc sắc, dùng độc vị hoặc phối với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh.
– Liều dùng: khuyến cáo mỗi ngày dùng từ 6 – 12 gam.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bọ mẩy theo kinh nghiệm dân gian
ONPLAZA đã tổng hợp một số bài thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian dưới đây, bạn có thể tham khảo.
Bài thuốc 1. Cây bọ mẩy chữa sốt cao, đau đầu, thực nhiệt
– Đơn thuốc: 12 – 20 gam lá cây bọ mẩy
– Cách dùng, liều dùng: rửa sạch lá và nấu với nước, có thể hòa thêm đường cho dễ uống.
Bài thuốc 2. Vị thuốc cây bọ mẩy trị sốt phát ban
– Đơn thuốc: 20 gam bọ mẩy, 20 gam kim ngân, 20 gam thạch cao, 20 gam huyền sâm
– Cách dùng, liều dùng: sắc với 550ml nước, đến khi còn 300ml thì ngừng. Mỗi ngày chia làm 2 lần uống. Duy trì liệu trình liên tục 3 ngày để cải thiện bệnh.
Bài thuốc 3. Trẻ em bị sốt bại liệt, sốt viêm não, quai bị, sốt xuất huyết, sốt phát ban
– Đơn thuốc: 20 gam bọ mẩy, 20 gam kim ngân, 20 gam thạch cao, 20 gam huyền sâm
– Cách dùng, liều dùng: sắc uống
Bài thuốc 4. Dược liệu bọ mẩy phòng cảm mạo
– Đơn thuốc: 20 gam bọ mẩy tươi
– Cách dùng, liều dùng: sắc thuốc với 500ml nước, đến khi còn 150ml thì ngừng và đổ ra cốc. Tiếp đến cho tiếp 300ml nước sắc tiếp với lửa nhỏ, đến khi còn 150ml thì ngừng. Đổ nước thuốc và trộn với 150ml nước đầu. Mỗi ngày chia làm 2 lần uống. Duy trì liệu trình uống trong vòng 1 tuần.
Bài thuốc 5. Điều trị cảm sốt nóng, nhức đầu với bọ mẩy
– Đơn thuốc: 12 gam bọ mẩy
– Cách dùng, liều dùng: sắc thuốc với 500ml nước, đến khi còn 300ml thì ngừng. Có thể hòa thêm đường cho dễ uống. Mỗi ngày chia làm 2 lần uống. Duy trì liệu trình liên tục 3 ngày để cải thiện bệnh.
Bài thuốc 6. Cây bọ mẩy trị đau họng, lở miệng
– Đơn thuốc: bọ mẩy tươi 20 gam, bồ công anh 20 gam, huyền sâm 16 gam
– Cách dùng, liều dùng: Sắc thuốc trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Nước thuốc đem ngậm uống. Nên kết hợp với súc miệng bằng nước muối loãng hằng ngày để nhanh khỏi bệnh.
Bài thuốc 7. Cây bọ mẩy điều trị ho do viêm phế quản mạn tính
– Đơn thuốc: bọ mẩy tươi 30 gam, lá nhót tươi 30 gam, hạt củ cải 15 gam.
– Cách dùng, liều dùng: đem rửa sạch dược liệu, rồi sắc với 500ml nước, đến khi còn 250ml thì ngừng sắc. Mỗi ngày chia làm 2 lần uống, dùng hết trong ngày. Duy trì liên tiếp 15 ngày để cải thiện bệnh.
Bài thuốc 8. cây bọ mẩy chữa viêm gan B truyền nhiễm
– Đơn thuốc: 15 – 30 lá và rễ cây bọ mẩy
– Cách dùng, liều dùng: dược liệu đem rửa sạch rồi giã nấu nước uống. Cứ cách 4 giờ uống 1 lần.
Bài thuốc 9. Bọ mẩy trị ngộ độc Nhân ngôn hay Bã đậu
– Đơn thuốc: rễ cây bọ mẩy tươi
– Cách dùng, liều dùng: dược liệu đem rửa sạch rồi giã nhỏ, chắt lấy nước cốt. Có thể cho thêm ít đường cát cho dễ uống.
Bài thuốc 10. Cây bọ mẩy chữa lỵ trực trùng
– Đơn thuốc: 15 gam rễ cây bọ mẩy, 15 gam rễ phèn đen
– Cách dùng, liều dùng: sắc uống
Bài thuốc 11. Dùng cây đắng cay chữa rong huyết
– Đơn thuốc: rễ cây bọ mẩy, ngó sen sấy khô
– Cách dùng, liều dùng: dược liệu đem rửa sạch rồi giã nát. Nấu dược liệu với rượu. Mỗi ngày uống 1 muỗng canh.
Lưu ý khi dùng cây bỏ mẩy chữa bệnh
- Lá cây bọ mẩy gần giống với lá cây đại thanh diệp, do đó bạn cần phân biệt kỹ, tránh nhầm lẫn
- Không sử dụng vị thuốc cho phụ nữ đang mang thai
Tuy nhiên, các bài thuốc chữa bệnh từ cây bọ mẩy trên theo kinh nghiệm dân gian và chưa có nghiên cứu chứng minh, do đó bạn không nên tự ý sử dụng các bài thuốc trên mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm