Kính mời bạn đọc tham khảo những thông tin chi tiết về cây Mộc qua và tác dụng trị bệnh xương khớp của quả Mộc qua.
I. TÊN GỌI
- Tên tiếng Việt: Mộc qua, Tra tử, Toan mộc qua, Thu mộc qua…
- Tên khoa học: Chaenomeles lagenaria (Lois) Koidz
- Họ khoa học: Rosaceae (tức họ Hoa hồng)
Hình ảnh cây Mộc qua
II. MÔ TẢ HÌNH ẢNH CÂY MỘC QUA
Cây Mộc qua là loài cây sống lâu năm. Cây này có chiều cao trung bình khoảng từ 5m đến 8m, đôi khi có những cây cao vượt trội lên ới trên 10m. Từ thân chính tỏa ra các cành nhánh, cành non thường được bao phủ một lớp lông tơ mịn màng, lớn lên thì trơn nhẵn.
- Lá Mộc qua có dạng hình trứng. Các lá mọc đơn. Phiến lá Mộc qua hai mặt đều xanh bóng, mép lá xẻ hình răng cưa, Chiều dài của lá khoảng từ 5mm đến 8mm, chiều rộng khoảng từ 3mm đến 5mm.
- Hoa Mộc qua rất đẹp. Hoa có mầu hồng đậm, trổ ra ở nơi đầu cành. Mỗi bông gồm 5 cánh hoa nhỏ nở vòng, giữa có chùm nhị vàng. Các hoa thường mọc thành cụm từ 2 đến 5 bông. Mùa hoa kéo dài từ tháng 4 tới tháng năm, sau đó kết quả.
- Quả Mộc qua có dạng hình trứng, dài từ 10cm đến 15 cm. Bên ngoài màu vàng ngà, bên trong có lớp thịt xốp màu vàng nâu, hạt nhân cứng. Thịt quả tỏa ra hương thơm dịu dàng.
III. ĐỊA BÀN PHÂN BỐ CÂY MỘC QUA
Cây Mộc qua mọc nhiều ở Trung Quốc, các tỉnh Giang Tây, Giang Tô và tỉnh Hồ Bắc.
Việt Nam chưa trồng được loại dược liệu này. Đa phần nguồn nguyên liệu Mộc qua được nhập khẩu từ Trung Quốc.
IV. BỘ PHẬN LÀM DƯỢC LIỆU
Người ta thu hái quả Mộc qua để làm dược liệu.
Trái Mộc qua
V. THU HÁI BÀO CHẾ CÂY MỘC QUA
Người dân Trung Quốc thường tiến hành thu hái quả Mộc qua vào tháng 8 hàng năm. Lúc này tiết trời vào thu, quả Mộc qua đã chín dần, vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng ngà.
Có thể bào chế dược liệu Mộc qua theo 2 cách sau:
- Cách 1: Sau khi thu hái cần rửa sạch rồi trần quả trong nước sôi khoảng 5 phút, vớt quả phơi cho vỏ ngoài có vân hơi nhăn, lại tiếp tục tiến hành chẻ đôi quả rồi phơi lại một lần nữa cho khô hẳn.
- Cách 2: Lấy dao bằng đồng gọt lõi và bỏ hạt quả Mộc qua, sau đó trộn quả với sữa bò để ngấm trong 3 giờ rồi đem phơi khô.
- Cách 3: Lấ quả Mộc qua ngâm nước 1 ngày, rồi đem hấp cho mềm, vừa hấp vừa tiến hành thái phiến, phơi khô.
- Cách 4: Lấy quả Mộc qua mà chẻ dọc làm đôi, rửa sạch với nước rồi ủ qua đêm. Sang ngày sau thì thái phiến mỏng rồi phơi cho đến khi khô kiệt.
Dược liệu Mộc qua khô
VI. BẢO QUẢN CÂY MỘC QUA
Dược liệu Mộc qua sau khi phơi/sấy khô cần bỏ vào trong lọ kín hoặc các túi nilong buộc kín, để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, mối mọt. Nếu có Mộc qua với số lượng lớn cần phải thường xuyên sấy hơi diêm sinh, tránh bị hư hại.
VII. MỘC QUA – VỊ THUỐC HIẾM CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP
Công dụng trị viêm khớp theo khoa học hiện đại
Mộc qua đã được thực nghiệm lâm sàng và các nhà khoa học đã đưa ra tác dụng của mộc qua đối với gan: Bảo vệ các tế bào gan đồng thời có khả năng hạ men gan SGPT, SGOT. => Ngoài ra tham khảo nấm linh chi cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
Đối với thực nghiệm trên chuột nhắt, kết quả cho thấy nước sắc Mộc qua có khả năng giảm viêm ở những con chuột bị gây viêm khớp bằng cách chích protein.
Tác dụng trị viêm khớp trong Đông y
Mộc qua là một vị thuốc hiếm trong Đông y, các thầy thuốc Đông y đã chỉ ra những tính chất của vị thuốc này như sau:
- Vị: chua chát
- Tính: hơi ôn
- Quy kinh: Tỳ, Vị, Can, Phế
- Tác dụng: thư can hòa vị, khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc tiêu thực chỉ thống.
Các thầy thuốc sử dụng vị thuốc Mộc qua để chữa trị các bệnh về phong thấp, đau nhức xương khớp. Ngoài ra còn dùng Mộc qua trị chứng rối loạn tiêu hóa.
VIII. LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG
Mộc qua được các thầy thuốc Đông y sử dụng với lượng: Tươi từ 50 gram tới 100 gram; Khô dùng từ 6 gram tới 20 gram, cho một người trong một ngày. Lượng chính xác tùy chỉnh theo chứng bệnh và thể trạng người bệnh.
Cách dùng: Sắc nước uống trong; ngâm rượu; tán bột làm viên hoàn; Nấu hầm trong các món ăn. Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị khác tùy theo mục đích trị bệnh.
Hoa Mộc qua rất đẹp
IX. MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP TỪ MỘC QUA
- Bài 1: Trị chứng tê thấp, cước khí, bắp chân sưng phù nặng, tê bại, mềm nhũn, mất sức, tiểu ít, rêu lưỡi nhờn trắng, mạch nhu hoãn
Lấy các vị: Mộc qua 63 gram, Ngũ gia bì 63 gram, Uy linh tiên 20 gram. Đem tất cả các vị trên nghiền thành bột.
Cách dùng: ngày uống 12 gram, chiêu với rượu hoặc nước ấm. Nếu hôm nay chiêu nước ấm thì ngày mai chiêu bằng rượu, thay đổi mỗi ngày.
- Bài 2: Trị đau cơ khớp, nhức mỏi toàn thân do phong hàn thấp
Lấy Mộc qua 30 gram, cành dâu 50 gram. Đem hai vị trên thái nát rồi ngâm cùng nửa lít rượu. Thời gian ngâm trong vòng 1 tháng thì dùng được. Để lâu càng tốt. Dùng mỗi ngày 2 chén nhỏ trong bữa ăn.
- Bài 3: Trị bệnh tê thấp cước khí, đờm ngược tức ngực
Tìm lấy các vị: Mộc qua 30 gram, Nhân sâm 30 gram, Trần bì 30 gram, Tân lang 60 gram, Quế tâm 15 gram, Đinh hương 15 gram. Đem tất cả trộn đều rồi tán bột, sau đó dùng hồ viên lại thành các viên nhỏ giống như viên đỗ đen.
Cách dùng: Mỗi ngày uống 30 viên, dùng nước gừng tươi giã dập pha lấy nước để uống cùng.
- Bài 4: Trị gân co rút và cứng gáy, không thể cử động
Tìm lấy các vị: 2 quả Mộc qua khoét hạt, bỏ lõi, Một dược 60 gram và Nhũ hương 7,5 gram.
Cách làm: đem Một dược và nhũ hương trộn đều rồi cho vào giữa quả Mộc qua, đem hấp khoảng 3-4 lần. Sau đó nghiền nát rồi nấu thành cao cô đặc.
Cách dùng: Mỗi lần lấy khoảng 9 gram thứ cao này sắc với 0,4l rượu và 0,1l nước sinh địa. Uống khi còn nóng, ngày 1 lần.
- Bài 5: Trị gân chân co rút, đau đớn, đi lại khó khăn
Nguyên liệu: Lấy vài quả mộc qua tươi hoặc khô cùng 1 lít rượu trắng 35 độ.
Cách làm: đem Mộc qua và rượu nấu thành cao cô đặc.
Cách dùng: Lấy cao này lúc còn ấm đắp lên chỗ gân chân bị co rút, sưng đau. Nếu cao nguội thì thay miếng khác. Ngày đắp từ 3 đến 5 lần sẽ làm mềm gân, giảm đau, đi lại dễ dàng.
- Bài 6: Cháo Mộc qua trị co giật tay chân phù chân, các chứng phong hàn thấp tý.
Nguyên liệu: Mộc qua 20 gram, gạo tẻ 50 gram.
Cách nấu: Lấy Mộc qua nấu với 0,2l nước cho đến khi cô đặc còn một nửa thì cho gạo trắng vào, chế thêm 0,3 lít nước. Cuối cùng nấu thành cháo loãng rồi thêm đường trắng vừa ăn.
Cách dùng: Ăn lúc cháo còn nóng, ngày ăn từ 2 đến 3 lần.
Ngoài chữa trị các bệnh phía trên, món cháo Mộc qua gạo tẻ này còn dùng rất tốt cho những bệnh nhân bị tiêu chảy do nắng nóng ẩm thấp.
X. MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG MỘC QUA
Mộc qua là vị thuốc trị bệnh nhưng không được dùng quá liều. Nếu ăn nhiều Mộc qua sẽ làm bí tiểu và làm hại men răng.
Những trường hợp không được dùng Mộc qua là: Thương thực mà Tỳ Vị chưa hư, trường vị tích trệ.
Cẩn trọng dùng vị Mộc qua cho phụ nữ mang thai. Do trong một số bài thuốc chứa vị Mộc qua còn chứa thêm một số vị có thể gây tổn hại đến thai nhi.
Ngoài ra, dược liệu Mộc qua hiện được rao bán trên thị trường rất nhiều. Để mua được dược liệu Mộc qua tốt cần phải chọn những địa chỉ nhà thuốc Đông y uy tín, lâu đời, có chứng nhận nhập khẩu, nguồn gốc xuất xứ; không nên mua sản phẩm rao bán giá rẻ, nguồn gốc không rõ ràng.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm