MÔ TẢ
Tên gọi
- Tên thường gọi: ngũ gia bì hương
- Tên gọi khác: ngũ hoa
- Tên khoa học: Eleutherococcus nodiflorus
- Họ: cuồng cuồng (Araliaceae).
Phân loại khoa học:
- Giới (regnum): Plantae
- Bộ (ordo): Apiales
- Họ (familia): Araliaceae
- Chi (genus): Eleutherococcus
- Loài (species): E. nodiflorus
Đặc điểm của cây ngũ gia bì hương
Cây ngũ gia bì hương thuộc thân bụi, mọc dựa vào cây khác, chiều cao khoảng vài mét, vỏ của thân và vỏ của cành màu xám nhạt. Lá cây ngũ gia bì là lá kép chân vịt, mọc tụ tập hoặc so le từng 2-3 cái, bao gồm có 4 lá chét hình thuôn hoặc trứng đảo, dài từ 2-6cm, rộng từ 1-3cm, những phần lá chét bên thường sẽ nhỏ dần về phía cuống, mép có lông cóng, răng cưa, sẫm bóng tại mặt trên, hai mặt nhãn. cuống lá dài khoảng từ 2-6cm, nhẵn bóng.
Cụm hoa ngũ gia bì hương mọc đơn độc tại phần kẽ lá thành tán, cuống lá có tán dài khoảng 2-3,5cm, phần hoa nhỏ có màu vàng lục. Quả ngũ gia bì có hình cầu dẹt, chứa hạt, khi chín là màu đen, có 2 hạt. Toàn cây ngũ gia bì hương có chứa mùi tinh dầu, rất thơm. Mùa hoa khoảng từ tháng 9-10, mùa quả thường ra từ tháng 11 năm nay đến tháng 2 năm sau.
Phân bố địa lý
Trên thế giới, cây ngũ gia bì hương có nguồn gốc tại Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây ngũ gia bì hương được phát hiện lần đầu tiện tại Phó Bảng, Hà Giang vào năm 1969 do các nhà thực vật học của Việt Nam và Liên Xô (trong đó có cả Viện Dược liệu). Đến khoảng năm 1973, loại cây này được phát hiện thêm một số điểm phân bố mới tại Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang).
Khoảng từ năm 1998-2000, Viện Dược liệu đã xác định được thêm 2 điểm phân bố cũ tại khu vực Đồng Văn-Hà Giang đã bị mất và bổ sung thêm 2 địa điểm mới là Bắc Hà và Sapa (Lào Cai) và một điểm nữa tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang). Hiện nay, ở Hà Giang, dược liệu này được tìm thấy ở trạng thái hoang dại hóa, mọc ở gần những bờ mương rẫy. Những điểm phân bố mới đều được phát hiện trồng ở vườn. Nhìn chung, ở nước ta, ngũ gia bì hương là cây thuốc quý và đã được đưa vào Sách Đỏ quốc gia từ năm 1996. Hiện nay, cây đang được Viện Dược liệu nghiên cứu bảo tổn và phát triển trồng.
Bộ phận sử dụng, thu hái, sơ chế
– Bộ phận dùng: phần ngọn cây, lá có thể sử dụng như là một món rau ăn, hoặc cũng có thể dùng để chữa sưng, đau. Ngoài ra phần vỏ thân và rễ cũng được sử dụng làm thuốc
– Thu hái: Cây ngũ gai bì hương cho thu hoạch hàng năm, hái phần ngọn non. Với cây sống lâu năm thu hoạch phần vỏ thân, rễ cây để làm thuốc.
Thành phần
Nhiều người thường ví ngũ gia bì hương với cây nhân sâm bởi trong thành phần dược liệu này có chứa nhiều các thành phần quan trọng:
- Trong vỏ cây và ngọn cây ngũ gia bì hương có chứa nhiều saponin – là một rau nhân sâm của những người miền núi.
- Cứ trong 100g ngũ gia bì hương có chứa tới khoảng 4,5-7g protid, khoảng 0,5-0,7 tinh dầu sabinen nên thường tạo thành mùi thơm rất đặc biệt khi nấu lên.
- Ngoài ra, trong thành phần ngũ gia bì hương còn chứa khoảng 0,11g lysin, 2,2g hydratcacbon, 0,6mg caroten, 0,26g chất sắt, 0,22g, photpho,11,5mg vitamin C.
CÔNG DỤNG CỦA NGŨ GIA BÌ HƯƠNG
– Tính vị, công năng: Ngũ gia bì hương là vị thuốc có vị cay, đắng, tính ôn, quy vào 2 kinh Can-Thận mang tác dụng cường gân cốt, bổ gan thận, khử phong thấp.
– Công dụng trong y học cổ truyền: Ngũ gia bì hương thường sử dụng trong điều trị phong hàn thấp tý, thể lực yếu, đau lưng, trẻ em chậm biết đi, dương ý, cước khí thủy thũng.
Tác dụng hỗ trợ chữa bệnh xương khớp
Ngũ gia bì hương được nằm trong danh sách các vị thuốc quan trọng bậc nhất mang đến công dụng giúp hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp. Thành phần có trong cây ngũ gia bì hương mang đến tác dụng mạnh hỗ trợ trừ thấp, tăng cường gân cốt, có thể giúp đẩy lùi nhanh chóng các cơn đau nhắc. Đồng thời, còn có khả năng hỗ trợ điều trị các chứng cơ bắp yếu, hạ sốt, kháng viêm và làm giảm đau rất hiệu quả. Ngoài ra, cây ngũ gia bì hương còn giúp hỗ trợ điều trị các chứng thoái hóa cột sống, viêm khớp.
Tác dụng hỗ trợ an thần
Ngũ gia bì hương đóng vai trò quan trọng đối với việc hỗ trợ điều tiết sự cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của các bộ phận trung khu thần kinh. Đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Vì thế mà nó được sử dụng khá nhiều trong việc gia công thực phẩm để giúp bồi bổ sức khỏe và an thần.
Tác dụng hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch
Những hoạt chất có trong cây ngũ gia bì hương có tác dụng giúp thúc đẩy sự hình thành các kháng thể, hỗ trợ điều chỉnh hệ miễn dịch, kháng tế bào ung thư, virus gây hại. Bên cạnh đó, vị dược liệu này còn mang đến công dụng kháng viêm, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, trị các chứng viêm họng, viêm phế quản, long đờm, cầm ho…
Tác dụng hỗ trợ chống suy nhược cơ thể
Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong dược liệu ngũ gia bì hương mang tác dụng giúp chống suy nhược, mệt mỏi. Khi sử dụng các dược liệu này thường xuyên sẽ hỗ trợ có thể người bệnh tốt hơn, hỗ trợ chống lão suy, tăng cường thể lực, giải độc và điều tiết hồng cầu, tăng cường sức chịu đựng cho cơ thể khi làm việc ở môi trường bị thiếu oxy, nhiệt độ cao. Tác dụng này ngang với công dụng chống mệt mỏi của nhân sâm.
LIỀU DÙNG, CÁCH DÙNG
– Liều dùng: 3 – 9g
– Cách dùng: Sử dụng ngũ gia bì hương dưới dạng sắc nước uống hoặc dưới dạng rượu thuốc, hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các loại thuốc khác.
BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TỪ NGŨ GIA BÌ HƯƠNG
Bài thuốc ngũ gia bì chữa trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm biết đi
- Dùng lượng bằng nhau ngũ gia bì hương, vị thuốc ngưu tất, mộc qua sắc cùng nước hoặc làm bột uống.
Bài thuốc chữa thấp khớp
- Dùng mỗi vị 10g ngũ gia bì hương, tần cửu, thương truật, hy kiểm thảo, 12g lão quán thảo sắc cùng với nước hoặc ngâm rượu uống.
Bài thuốc rượu ngũ gia bì (phương thuốc của Trung Quốc)
– Nguyên liệu ngâm rượu:
- 50g ngũ gia bì hương, 50g trần bì
- Mỗi vị 13g xuyên khung, thanh phong đằng, đương quy, mộc qua, bạch chỉ và dược liệu uy linh tiên
- Mỗi vị 25g ngưu tất, cúc hoa, hồng hoa
- Mỗi vị 75g khương hoàng, đảng sâm
- 9g đậu khấu (bỏ vỏ), 9g nhục đậu khấu
- Mỗi vị 6g đinh hương, sa nhân, mộc hương nhục quế
– Thực hiện: Ngâm toàn bộ nguyên liệu với 20 lít rượu trắng, thêm đường để dễ uống hơn, mỗi lần uống khoảng 15-30ml, ngày uống 2 lần.
NGŨ GIA BÌ HƯƠNG SỬ DỤNG CÓ AN TOÀN KHÔNG?
Theo Đông y, vị thuốc ngũ gia bì hương được hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên không mang đến các tác dụng phụ nguy hiểm như thuốc Tây. Chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên này được xem là mang đến sự an toàn dành cho nhiều đối tượng. Có thể dùng cho cả phụ nữ, trẻ em giúp điều trị chứng chậm lớn cho người già, người trưởng thành, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ miễn dịch. Vì thế, có thể khẳng định đây là vị thuốc an toàn cho người dùng nếu như biết dùng đúng cách, đúng liều lượng.
Tính đến hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ khuyến cáo an toàn nào cho phụ nữ mang thai và cho con bú đối với vị dược liệu này. Vì thế, không nên sử dụng ngũ gia bì hương khi chưa có chỉ định của các bác sĩ. Hơn thế nữa, theo Đông y, ngũ gia bì hương có công dụng làm tổn hại phần âm và hỗ trợ phần hỏa nên những người bị âm hư hỏa vượng thì không nên dùng.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm