Cây ngũ gia bì: Phân loại - Tác dụng - Bài thuốc hay trị bệnh

- Dược liệu
Cây ngũ gia bì: Phân loại - Tác dụng - Bài thuốc hay trị bệnh

Cây ngũ gia bì là dược liệu nổi tiếng của Đông y, có tính mát, vị đắng hơi cay mang đến công dụng giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ bồi bổ cơ thể. Vì thế, cây ngũ gia bì thường được dùng để chữa âm hư, thấp khớp và đặc biệt là yếu sinh lý của nam giới... Vậy cụ thể cây ngũ gia bì là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

TỔNG QUAN

Tên gọi

  • Tên thường gọi: cây ngũ gia bì 
  • Tên gọi khác: cây ngũ da bì (tiếng địa phương), tam gia bì, tam diệp ngũ gia
  • Tên khoa học: Cortex Acanthopanacis trifoliati
  • Tên đồng nghĩa: Eleutherococcus trifoliatus (L.) 
  • Họ: Araliaceae (Nhân sâm)

Phân loại - Các loại ngũ gia bì

- Ngũ gia bì cẩm thạch: Là giống cây nằm trong họ ngũ gia bì nhưng lá có màu sắc khác lạ nên thường được yêu thích để bày biện trong phòng khách, nhà ở. 

- Ngũ gia bì hương: Hay còn có tên gọi khác là tế trụ gia bì. Đây là giống cây thực vật mọc bụi, chiều cao có thể lên tới vài mét, được xếp vào danh sách dược liệu quý cần phải được bảo tồn. >>> Tìm hiểu thêm về cây ngũ gia bì hương trong bài viết: Cây ngũ gia bì hương là gì? Công dụng, cách dùng, bài thuốc trị bệnh

- Ngũ gia bì gai: Là giống cây mọc bụi, tại phần mép lá có xuất hiện nhiều gai. 

Nhìn chung, ngũ gia bì có 2 loại phổ biến nhất là ngũ gia bì cẩm thạch và ngũ gia bì gai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các đặc điểm, thành phần, công dụng và cách dùng của cây ngũ gia bì gai.

Ngũ gia bì gai
Cây ngũ gia bì gai là một trong những loại ngũ gia bì phổ biến nhất

NGŨ GIA BÌ GAI

Đặc điểm thực vật

Ngũ gia bì thuộc giống cây bụi nhỡ, chiều cao trung bình của cây khoảng từ 1-7m, mọc dựa. Cành của cây ngũ gia bì có xu hướng vườn dài ra đằng trước và có nhiều gai nhọn. Phần lá của cây là lá kép chân vịt, mọc so le nhau, khoảng từ 3-5 lá chét. Lá ngũ gia bì có hình bầu dục hoặc cũng có thuôn với phần gốc tròn, phần đầu nhọn. 

Chiều dài của mỗi lá ngũ gia bì khoảng từ 5-8cm, rộng từ 2-4cm, lá chét mọc ở giữa lớn hơn những lá chét bên, gân lá có gai, mép khía răng to, cả hai mặt đều nhẵn nhưng mặt trên có màu sẫm bóng hơn. Cuống lá kép dài, chiều dài khoảng từ 4-7cm, có gai. 

Cụm hoa ngũ gia bì thường mọc tại phần đầu cành, bao gồm khoảng từ 3-10 tán, cuống dài từ 3-4cm. Hoa thường có màu trắng lục, phần lá đài không rõ. Cánh hoa ngũ gia bì là hình tam giác, nhị 5 cùng với chỉ nhị mảnh, mùa hoa nở từ tháng 9-11.

Phần quả ngũ gia bì là quả mọng, hình đầu dẹt và mang vòi tồn tại, đường kính của mỗi quả khoảng từ 2,5mm. Khi quả chín sẽ có màu đen, 2 hạt bên trong. Mùa quả thường xuất hiện từ khoảng tháng 12 năm nay đến tháng 1 năm sau. 

Phân bố địa lý

Dược liệu ngũ gia bì phân bố chủ yếu ở khu vực phía Nam Trung Quốc, tập trung chủ yếu tại một số tỉnh như Tây Tạng, Quảng Tây, Quảng Đông, Chiết Giang, Hồ Nam, Phúc Kiến. Ngoài ra, thảo dược này cũng được phân bố tại Đài Loan, Ấn Độ, Malaysia, Hồng Kông, Nhật Bản.

Tại Việt Nam, cây mọc nhiều tại các tỉnh phía Bắc và Trung Bộ như Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Nghệ An, Kon Tum,..gặp nhiều ở những nương rẫy, bìa rừng hoặc dọc bờ suối.

Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế, bảo quản

- Bộ phận sử dụng: vỏ thân, vỏ rễ

- Thu hái: Thường thu hái chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu. 

- Sơ chế: Sau khi thu dược liệu về sẽ mang cạo lớp vỏ ngoài rồi rửa sạch. Tiếp đến là thực hiện tiến hành phơi khô và ủ bằng lá chuối trong khoảng từ 7-10 ngày cho thơm. Sau đó là thực hiện phơi âm, can cho khô rồi bảo quản dùng dần. 

- Bảo quản: Khi đã sơ chế khô xong thì bảo quản trong túi kín, tại nơi khô thoáng, tránh ẩm thấp và ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Thành phần hóa học

Cây và lá dược liệu này có chứa rất nhiều tinh dầu thơm, bao gồm hơn 60 thành phần khác nhau. Trong đó, chủ yếu có những chất chính bao gồm α-pinen, sabinen, terpinen-4-ol, ꞵ-pinen và p. cymen. Bên cạnh đó, thành phần của vỏ thân, vỏ rễ và lá còn phát hiện rất nhiều các hợp chất khác nhau như 11α-dihydroxy-23-oxylup-20(29)-en-28-oic, 3α, nevadensin, taraxerol… Ngoài ra còn có nevadensin và taraxerol acid acetic ester.

TÁC DỤNG CỦA CÂY NGŨ GIA BÌ

Tính vị - quy kinh

Theo các ghi chép trong các tài liệu Đông y, thảo dược ngũ gia bì có vị đắng hơi cay, tính mát, quy vào 3 kinh là Can-Thận-Phế. 

Công dụng cây ngũ gia bì

Trong Đông y, ngũ gia bì có tác dụng khử phong, dưỡng huyết, chỉ thống, chủ trị các chứng đau lưng gối, xương khớp, khí huyết hư, di tinh, mỏi gối, liệt dương, co duỗi khó khăn, tiểu tiện bí gây phù nề.

Tác dụng của cây ngũ gia bì
Phần vỏ thân và rễ của cây ngũ gia bì được dùng làm dược liệu chữa bệnh

Tác dụng của cây ngũ gia bì đối với bệnh xương khớp

Ngũ gia bì được coi là vị thuốc quan trọng trong những bài thuốc để trị đau nhức xương khớp. Vị thuốc này có công dụng trừ thấp, làm mạnh gân cốt, trừ thấp, đẩy lùi các cơn đau nhức. Bên cạnh đó, cây ngũ gia bì còn có công dụng trị chứng cơ bắp yếu ở trên, hạ sốt, kháng viêm, hạ sốt và giúp giảm đau cực tốt, đặc biệt là những bệnh viêm khớp, thoái hóa cột sống...

Tác dụng hỗ trợ an thần

Loại thực vật này giúp hỗ trợ điều tiết sự cân bằng giữa hưng phấn và ức chế tại trung khu thần kinh. Tuy nhiên, tác dụng hưng phấn này lại không ảnh hưởng đến giấc ngủ người dùng. 

Tác dụng hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch

Các thành phần hoạt chất trong cây ngũ gia bì có khả năng hỗ trợ thúc đẩy quá trình hình thành các kháng thể, điều chỉnh hệ miễn dịch, virus lạ và kháng tế bào ung thư. Ngoài ra, vị thuốc này còn mang tác dụng kháng viêm hiệu quả như viêm họng, viêm phế quản, long đờm, cầm ho...

Tác dụng hỗ trợ chống suy nhược cơ thể

Ngũ gia bì được ví giống nhân sâm, được sử dụng thường xuyên giúp giải độc, điều tiết hồng cầu, chống lão suy, tăng cường sức chịu đựng, đặc biệt là khi làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, thiếu oxy.

Ngoài những tác dụng trên, cây ngũ gia bì còn được dùng để làm cảnh hoặc trang trí, mang đến nhiều ý nghĩa trong phong thủy. 

Cách dùng - liều lượng sử dụng ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì được sử dụng ở dạng phơi khô âm can và dạng ủ. Có thể sử dụng cây ở dạng ngâm rượu uống hoặc thuốc sắc đều được. Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày là từ 6-12g tùy từng bài thuốc cũng như mục đích sử dụng. 

MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ TỪ VỊ THUỐC NGŨ GIA BÌ

Bài thuốc ngũ gia bì ngâm rượu chữa liệt dương, đau người, đau xương, đau lưng

  • Lấy 100g dược liệu ngũ gia bì sao vàng, ngâm cùng 1 lít rượu trong khoảng 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều.
  • Mỗi ngày uống 1 cốc nhỏ vào buổi tối, uống trước buổi cơm chiều. 

Bài thuốc ngũ gia bì cho phụ nữ bị mệt mỏi, lao lực, hơi thở ngắn, không muốn ăn uống

  • Dùng mỗi vị 40g mẫu đơn bì, xích thược, ngũ gia bì
  • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g.

Bài thuốc ngũ gia bì chữa phù chân, đau nhức xương khớp, bệnh thần kinh làm co cứng chi thể cục bộ

  • Dùng 12g ngũ gia bì cùng 30g ý dĩ và sắc nước uống.

Bài thuốc ngũ gia bì trị huyết áp thấp

  • Uống mỗi lần 5 viên ngũ gia bì, mỗi ngày uống 3 lần, dùng theo liệu trình 20 ngày.

Bài thuốc ngũ gia bì trị yếu sinh lý nam giới

Dùng mỗi vị 10g nhục thung dung, cam thảo, ngũ gia bì, tần giao, mỗi vị 12g củ thục địa, khởi tử, phá cố, cẩu tích, hạt sen, mỗi vị 16g phòng sâm, thỏ ty tử. Mang tất cả những vị này sắc cùng 1,8l nước, sắc đến khi còn lại khoảng 400ml, bỏ bã và chia nước sắc làm 2 lần, dùng hết trong ngày.

Trong quá trình sử dụng, người dùng cần lưu ý không dùng ngũ gia bì cho người âm hư hỏa vượng. Ngoài ra, một số bài thuốc ngũ gia bì có chứa các vị dược liệu phối hợp có tính nóng (can khương) không tốt cho phụ nữ mang thai. Vì thế, cần phải thật cẩn thận trước khi áp dụng.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây ngũ gia bì: Phân loại - Tác dụng - Bài thuốc hay trị bệnh

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.15760 sec| 1630.125 kb