Rễ cỏ tranh (Bạch mao căn) - Đặc điểm, tác dụng, cách dùng trị bệnh

- Dược liệu
Rễ cỏ tranh (Bạch mao căn) - Đặc điểm, tác dụng, cách dùng trị bệnh

Rễ cỏ tranh trong đông y được gọi là bạch mao căn, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu ứ huyết, trừ phục nhiệt, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, máu cam, thông tiểu tiện, tẩy độc cơ thể, thường dùng để chữa niệu huyết, khát nước, sốt nóng, thổ huyết.

Rễ cỏ tranh – Bạch mao căn là vị thuốc thảo dược rất quen thuộc trong dân gian. Nhiều người thường sử dụng vị thuốc bạch mao căn này chủ yếu để thanh nhiệt giải độc cơ thể chứ chưa biết hết công dụng thực sự của loại dược liệu này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác dụng của Rễ cỏ tranh trong bài viết sau để hiểu hơn về thảo dược này nhé.

Cây cỏ tranh
Hình ảnh cây cỏ tranh và rễ cỏ tranh

BẠCH MAO CĂN LÀ GÌ?

Tên gọi

Bạch mao căn là tên gọi trong đông y của rễ cây cỏ tranh. Ở phần thân cây được dùng để cho trâu bò ăn hoặc phơi khô để lót ổ, giữ ấm…. Vào những năm 70, người dân còn dùng cỏ tranh để đốt thành tro lấy muối ăn. Bởi vậy, gần như toàn bộ những bộ phận trên cây cỏ tranh đều mang đến lợi ích. 

  • Tên thường gọi: Cỏ tranh
  • Tên gọi khác: Bạch mao căn (rễ cỏ tranh tươi) hoặc sinh mao căn ( rễ cỏ tranh khô).
  • Tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv.
  • Họ khoa học: Poaceae.

Đặc điểm rễ cây cỏ tranh 

  • Cây cỏ tranh có thân, rễ rất chắc khỏe, chiều cao trung bình khoảng từ 40-80cm.
  • Phần lá hẹp, dài khoảng từ 20-30cm nhưng rộng chỉ khoảng từ 2-5mm, phần gân hiện rõ trên bề mặt lá. 
  • Hoa cỏ tranh bao phủ bởi những lông nhỏ, màu trắng rất dài.
  • Rễ cỏ tranh thuộc rễ chùm, màu vàng nhạt đến trắng ngà, hình trụ, chắc khỏe, kích thước chiều dài từ 30-45 cm, chia làm nhiều đốt, mỗi đốt dài khoảng 2-3cm. Rễ con mọc xung quanh để giúp cây dễ dàng hút chất dinh dưỡng từ đất. 
  • Trên những đốt còn sót lại là những vết tích của lá vảy và của các rễ con. 
  • Dược liệu rễ tranh dai, dễ bẻ gãy tại đốt, mặt bẻ có sợi. 
  • Mặt cắt ngang của rễ gần có hình tràng, phần mặt ngoài lồi lõm không đều, phần ở giữa thường rách nứt. 
  • Nếu soi dưới ánh sáng của đèn tử ngoại 365nm, ở phần tủy sẽ có phát quang màu xanh lơ còn phần vỏ thường có phát quang màu vàng nhạt. 
  • Rễ cỏ tranh không vị, không mùi, sau hơi ngọt. 

Phân bố 

Cỏ tranh vốn là một loài cây mọc dại tại nhiều vùng của Việt Nam, đặc biệt là vùng thôn quê nên có thể tìm thấy tại bất cứ đâu tại các tỉnh thành của đất nước Việt Nam.

Thu hái, chế biến, bảo quản

– Bộ phận sử dụng: Thân, rễ, hoa nhưng dùng nhiều nhất là rễ tranh – bạch mao căn. 

– Thu hái: Có thể thu hái và thu hoạch quanh năm. 

– Chế biến: Cỏ tranh sau khi được thu hoạch thì rửa sạch, phơi khô. 

– Bảo quản: rễ cỏ tranh khô cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh bị ẩm mốc làm mất chất lượng của dược liệu.

Bạch mao căn
Bạch mao căn được rửa sạch phơi khô rồi cắt đoạn tiện cho việc bảo quản

*** Lưu ý: Khi sử dụng cỏ tranh làm thuốc, phải cắt bỏ phần rễ nằm phía trên mặt đất, thay vào đó chỉ lấy phần rễ được nằm phía dưới mặt đất, bóc sạch bẹ, lá và rễ con. Đông y thường gọi rễ cỏ tranh là mao căn hoặc bạch mao căn, từ loại rễ cỏ tranh nguyên bản, tùy theo mục đích chữa bệnh và mức bào chế, vị thuốc rễ cỏ tranh này còn có nhiều tên gọi khác nhau.

TÁC DỤNG CỦA RỄ CỎ TRANH 

Theo tài liệu cổ, cây bạch mao căn (rễ cỏ tranh) là vị thuốc có tính hàn, vị ngọt, đi vào ba kinh tâm Tỳ và Vị: Thủ thiếu âm Tâm, Túc dương minh Vị cũng như Túc thái âm Tỳ.

Thành phần hóa học 

Theo các nghiên cứu, rễ cỏ tranh có chứa 18% thành phần đường (bao gồm cả đường glucose và Fructose) nên chúng thường tạo ra vị ngọt. Ngoài ra, còn có các thành phần khác như acid citric, malic, tartaric, oxalic, triterpene methyl ethers, arundoin và cylindrin.

Công dụng rễ cỏ tranh 

Trong Đông y, rễ cỏ tranh có tác dụng giúp lợi tiểu tiện, tiêu ứ huyết, trừ phục nhiệt, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, máu cam, thông tiểu tiện, tẩy độc cơ thể, thường dùng để chữa niệu huyết, khát nước, sốt nóng, thổ huyết. Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, tác dụng tốt đối với các bệnh nhân mắc bệnh phổi.

– Tác dụng hỗ trợ giúp lợi tiểu của rễ cỏ tranh 

Sách Đông y có ghi chép, rễ cỏ tranh giúp thông tiểu tiện, tiêu ứ huyết rất hiệu quả. Những người đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không ra nước dùng rễ cỏ tranh sẽ giúp thông đường tiểu, không còn đau rát mỗi khi đi ngoài. 

– Tác dụng giúp hỗ trợ làm tan sỏi thận 

Rễ cỏ tranh được sử dụng để làm tan sỏi, thông qua hệ bài tiết đẩy sỏi ra ngoài cơ thể nhanh chóng. Người bị sỏi thận nên kiên trì uống nước sắc rễ cỏ tranh sẽ không còn bị cơn đau sỏi thận hành hạ. 

– Tác dụng giúp hỗ trợ giải độc gan, thanh nhiệt 

Rễ cỏ tranh mang đến tác dụng giúp mát gan, giải độc rất tốt. Nếu như bị bí bách, bí nóng trong người dùng rễ cây này sắc uống, nấu nước sâm bí đao sẽ giải nhiệt hiệu quả. 

– Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm thận 

Trong một cuộc thí nghiệm với 11 ca viêm thận cấp tính, sử dụng rễ cỏ tranh sắc nước uống liên tục 42 thang cho kết quả khả quan, mang đến công dụng mới đối với những bệnh nhân muốn điều trị viêm thận bằng Đông y. Đối với những bênh nhân bị viêm thận mãn tính, rễ cỏ tranh với tác dụng lợi niệu, tiêu thũng và hạ huyết áp nhất định.

– Tác dụng rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng 

Rễ cỏ tranh có chứa nhiều thành phần hóa học giúp tiêu diệt vi khuẩn lậu, nấm, trùng roi – nguyên nhân chính gây nên huyết trắng và khí hư. 

Đối tượng sử dụng

  • Người bị ho hen, sốt nóng. 
  • Người bị viêm đường tiết niệu, bệnh nhân sỏi thận. 
  • Người bị mắc chứng thổ huyết, tiểu ra máu, máu cam. 
  • Người bị bí tiểu, háo nước, khó khăn khi tiểu tiện. 
  • Người bị hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên sử dụng rễ cỏ tranh. 
Tác dụng rễ cỏ tranh
Tác dụng của rễ cỏ tranh rất tốt cho những người bị bệnh thận

BÀI THUỐC TỪ RỄ CỎ TRANH 

Bài thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết 

  • Nguyên liệu: 50gr bạch mao căn, mỗi vị 15gram đơn bì, đơn sâm, lô căn và vỏ cây hoàng bá
  • Thực hiện: Mang những vị này sắc cùng với 1,5l nước, đun cạn chỉ còn 500ml nước lấy uống. Mỗi ngày chia làm 3 lần uống hết trong ngày. 

Bài thuốc chữa bệnh tiểu dắt, bí tiểu 

– Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh 20gr, râu ngô 10gr, mã đề 20gram, hoa cúc 10gram.
  • Thực hiện: Mang sắc những vị thuốc này với nhau cùng hơn 1 lít nước, chia uống vào các buổi trong ngày. 

– Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Mỗi vị 10g rau má, lá sen, đậu đen, rau diếp cá, 50g rễ cỏ tranh.
  • Thực hiện: Sắc cùng nước uống, chia uống làm 3 lần trong ngày, ngày nào uống hết trong ngày đó, không để qua đêm. 

Bài thuốc chữa bệnh huyết trắng 

Cách dùng bài thuốc này khá đơn giản: Lấy một nắm rễ cỏ tranh mang phơi khô, sau đó sao vàng hạ thổ, mang sắc nước uống. Thuốc sắc nên hơi loãng, chia làm 3 lần uống trong ngày. 

Lưu ý khi dùng cỏ tranh để chữa bệnh huyết trắng:

  • Thực hiện rửa sạch rễ cỏ tranh trước khi sử dụng. 
  • Rễ cỏ tranh thường có tác dụng hiệu quả nhất đối với người mới bị và bệnh còn nhẹ. 
  • Phụ nữ mang thai bị huyết trắng thì không nên sử dụng bài thuốc này. 
  • Sử dụng cần phải kiên trì vì tùy theo cơ địa mà vị thuốc mang đến tác dụng khác nhau. 

Bài thuốc cho người bị bệnh viêm đường tiết niệu 

  • Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh phơi khô 20g, mỗi vị 15g ngân hoa xanh, cây kim tiền thảo, rau má. 
  • Thực hiện: Mang tất cả những vị thuốc này sắc chung cùng với khoảng 800ml nước, đun cạn chỉ còn khoảng 1 bát thuốc rồi uống. Những người bị viêm nhiễm nặng thì nên sắc uống dạng đặc hơn. 

Bài thuốc giúp chữa bệnh thận 

– Bài thuốc 1: Dùng rễ cỏ tranh nấu nước 

Cách thực hiện bài thuốc này này cũng khá đơn giản, chỉ cần lấy khoảng 20g rễ cỏ tranh khô, sắc với khoảng nửa lít nước để uống. Đun đến khi nước đã cô đặc rồi lấy uống. 

– Bài thuốc 2: Phối kết hợp với nhiều vị thuốc 

Bài thuốc này cần phải được phối kết hợp giữa nhiều vị thuốc gồm rễ cỏ tranh, kim ngân hoa, cỏ mần trầu, hoàng đằng, kinh giới. Mỗi vị chỉ lấy 20 gam, sắc chung cùng nhau để uống, sử dụng sau khi ăn thuốc sẽ mang đến kết quả tốt nhất. 

Bài thuốc làm mát gan 

Có thể dùng rễ cỏ tranh nấu nước uống theo cách: lấy 200g bạch mao căn với 700ml nước, đun lửa to, đến khi sôi thì giảm lửa nhỏ rồi đun tiếp 7-10 phút, lọc lấy nước, uống thay nước chè, dùng uống trong ngày. Uống liên tiếp 10-15 ngày, nghỉ một thời  gian rồi lại uống tiếp chu kỳ mới. 

Trên đây là những thông tin về dược liệu bạch mao căn – rễ cỏ tranh, hi vọng mang đến thông tin hữu ích dành cho quý vị và các bạn. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Rễ cỏ tranh (Bạch mao căn) - Đặc điểm, tác dụng, cách dùng trị bệnh

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.15538 sec| 1661.688 kb